Các Bộ Phim Hàn Quốc Nổi Tiếng

Các Bộ Phim Hàn Quốc Nổi Tiếng

Những bộ phim Trung Quốc như Tứ Hải Trọng Minh, Liễu Chu Ký, và bộ phim Hàn Cái Chết của Bạch Tuyết là những tác phẩm giải trí châu Á nổi bật mà bạn không nên bỏ qua trong tháng 8 này.

Những bộ phim Trung Quốc như Tứ Hải Trọng Minh, Liễu Chu Ký, và bộ phim Hàn Cái Chết của Bạch Tuyết là những tác phẩm giải trí châu Á nổi bật mà bạn không nên bỏ qua trong tháng 8 này.

“Liễu Chu Ký” của Trương Vãn Ý và Vương Sở Nhiên

Mặc dù Trường Tương Tư đã kết thúc nhưng nhân duyên của các nhân vật vẫn tiếp diễn ở một thế giới khác. Trương Vãn Ý và Hoàng Xán Xán tái ngộ trong Liễu Chu Ký cùng nữ chính Vương Sở Nhiên, dự kiến lên sóng giữa tháng 8.

Tính đến 8/8, Liễu Chu Ký vượt hơn 2,5 triệu lượt đặt trước. Trên Weibo, phim đứng ở hạng 31 trong danh sách hot search, 429 triệu lượt đọc, 4,3 triệu lượt thảo luận, 8,3 triệu lượt tương tác. Tại Việt Nam, phim có hơn 20 nghìn lượt xem và 4.0 sao đánh giá dù chưa lên sóng (tính đến ngày 9/8).

Thuộc thể loại cổ trang, bộ phim Trung Quốc Liễu Chu Ký xoay quanh câu chuyện về Liễu Miên Đường (Vương Sở Nhiên), tiểu thư của một gia đình quan lại sa sút, bị bắt ép gả vào kinh thành. Trong một lần giao tranh ác chiến với nhiều phe phái, nàng bị thương nặng và được Hoài Dương Vương – Thôi Hành Chu (Trương Vãn Ý) cứu giúp.

Khi tỉnh lại, Liễu Miên Đường hoàn toàn mất trí nhớ. Mặc dù biết rõ mọi chuyện nhưng Thôi Hành Chu vẫn đóng giả thương nhân bán đồ sứ, làm “chồng hờ”, dùng nàng cho mục đích riêng. Tuy nhiên, bí mật thân phận cuối cùng cũng bị phơi bày, tình yêu của họ lại đứng trước sóng gió. Trải qua nhiều trắc trở, cả hai học được cách thấu hiểu và bao dung cho nhau hơn.

Bộ phim Trung Quốc Liễu Chu Ký dự kiến lên sóng trên VieON với phụ đề/ thuyết minh vào giữa tháng 8.

Thuộc thể loại tâm lý tội phạm giật gân, Cái Chết Của Bạch Tuyết kể về Go Jung Woo – chàng trai trẻ trở thành kẻ sát nhân sau khi được xác định là thủ phạm của một vụ án giết người bí ẩn khi không tìm thấy thi thể. 10 năm sau, anh dự định rời đi và bắt đầu cuộc sống mới, nhưng một loạt những sự kiện kỳ lạ khiến anh không thể rời đi. Từ đó, Jung Woo bắt đầu hành trình khám phá sự thật về ngày định mệnh đó.

Go Jung Woo (do Byun Yo Han thủ vai), từ một học sinh gương mẫu được mọi người chú ý trở thành kẻ giết người chỉ sau một đêm. Noh Sang Chul (Go Joon vào vai) – một thám tử được giao nhiệm vụ điều tra vụ án của Go Jung Woo. Ngôi sao hàng đầu Choi Na Gyeom (Go Bo Gyeol thủ vai) là bạn học trung học và thầm thương của Jung Woo Woo từ lâu. Trong khi “tiểu Sulli” Kim Bo Ra vào vai Ha Seol – sinh viên y khoa nghỉ học.

Byun Yo Han là “bảo chứng diễn xuất” của loạt phim ăn khách như Uncle Samsik, Mr. Sunshine, Ám Ảnh Mạng Xã Hội… Trong khi Kim Bo Ra được khán giả yêu thích với cái tên “tiểu Sulli” và để lại ấn tượng trong bộ phim nổi tiếng Sky Castle. Đây cũng là dự án đầu tiên của Kim Bo Ra sau khi kết hôn với đạo diễn Jo Ba Reun nên càng khiến người xem trông đợi.

• 12 bộ phim Hàn hấp dẫn sắp ra mắt vào tháng 8/2024

• 7 bộ phim Hoa Ngữ đáng chú ý nhất của nam thần đào hoa Lâm Canh Tân

• 5 tựa phim truyền hình Hoa ngữ tiêu biểu nhất nửa đầu năm 2024

Đội ngũ sản xuất cho biết: “‘Cái Chết Của Bạch Tuyết’ sẽ làm sáng tỏ nhiều sự kiện khác nhau diễn ra ở Thành phố Mucheon, nơi ẩn giấu một bí mật khủng khiếp trong bầu không khí yên tĩnh và thanh bình. Chúng tôi hứa hẹn mang đến những tình tiết ly kỳ trong mỗi tập phim”.

Bộ phim Cái Chết Của Bạch Tuyết dự kiến phát sóng song song trên VieON lúc 19h50 thứ 6, thứ 7 hằng tuần từ ngày 16/08/2024.

Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.Địa chỉ: Lô D26 khu đô thị mới Cầu Giấy , phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam.Tổng đài chăm sóc khách hàng: 18008119 (miễn phí).Đăng ký kinh doanh: số 0100109106 đăng ký lần đầu ngày 13 tháng 07 năm 2010.Giấy phép số: số 591/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/12/2020.

Nền nghệ thuật điện ảnh Hoa ngữ trước nay vốn đã luôn nổi tiếng với thể loại cổ trang bởi đất nước tỷ dân này có một nền lịch sử kéo dài, nhiều màu sắc, nhiều biến cố và ghi đậm dấu ấn văn hóa riêng biệt. Để có thể tạo nên những thước phim chân thật như đưa khán giả quay ngược dòng lịch sử, các địa điểm, phim trường ghi hình chuyên nghiệp đã được xây dựng. Xứ sở tỷ dân Trung Quốc sở hữu tới 6 "thánh địa" lớn để làm nơi thực hiện, sản xuất hàng nghìn những bộ phim, dự án phim thể loại cổ trang lớn nhỏ làm mê đắm biết bao khán giả nhiều thế hệ.

Khám phá các phim trường cổ trang nổi tiếng Trung Quốc

Những bộ phim cổ trang ăn khách vẫn thường nổi tiếng bởi bối cảnh chân thật, đậm nét văn hóa lịch sử của du lịch Trung Quốc để lại trong lòng người xem, khán giả và người hâm mộ dấu ấn khó phai về văn hóa, lịch sử của đất nước này. Hoành Điếm được biết đến là nơi đã cho ra lò không biết bao nhiêu những dự án phim lớn nhỏ, quen thuộc với khán giả từ màn ảnh nhỏ cho đến các bộ phim điện ảnh chiếu rạp.

Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà phim trường Hoành Điếm được mệnh danh là “Hollywood của phương Đông”. "Thánh địa quay phim" này có vị trí nằm tại thị trấn Hoành Điếm thuộc thành phố Đông Dương, thành phố Kim Hoa (tỉnh Chiết Giang). Đây được xem là phim trường lớn nhất Trung Quốc và cả trên thế giới. Hoành Điếm có quy mô lên tới 30km2. Thậm chí, nếu đem ra so sánh thì diện tích phim trường Paramount nổi tiếng và cả phim trường Universal khi kết hợp lại cũng không thể có quy mô lớn bằng Hoành Điếm. Phim trường này được điều hành bởi Tập đoàn Hoành Điếm thuộc sở hữu tư nhân do Từ Văn Vinh thành lập. Ông đã biến những mẫu đất nông nghiệp ở trung tâm Chiết Giang thành một trong những xưởng phim lớn nhất ở châu Á, và cả thế giới.

Phim trường Hoành Điếm mở cửa miễn phí cho đoàn làm phim và thu lợi nhuận từ khách sạn, nhà hàng, thiết bị và trang phục. Phim trường bao gồm 30 cơ sở chụp ảnh ngoài trời và 130 cơ sở trường quay trong nhà, với tổng diện tích lên đến 330 ha  và xây dựng trên diện tích 495,995 mét vuông. Ngoài xếp hạng hàng đầu về quy mô khổng lồ, Phim trường Hoành Điếm còn đạt được một số kỷ lục bao gồm:

Phim trường sở hữu tượng Phật trong nhà lớn nhất Trung Quốc.

Phim trường nhân tạo trong nhà có quy mô lớn nhất.

Phim trường có số lượng phim và cảnh quay bằng điện thoại nhiều nhất tính đến năm 2005.

Về bố cục, phim trường Hoành Điếm được chia làm 9 khu vực, mỗi khu vực phù hợp với các thời kỳ lịch sử khác nhau từ thời kỳ cổ trang cho đến thời kỳ dân quốc. Điều đặc biệt là kích thước của các công trình được xây dựng tại đây được mô phỏng, tái hiện lại theo tỷ lệ 1:1 so với bản gốc. Mỹ nhân tâm kế, Diên hy công lược, Hậu cung Chân Hoàn truyện,Võ Tắc Thiên bí sử, Bộ bộ kinh tâm,  Hiên Viên kiếm, Thần thoại  là những bộ phim cổ trang nổi tiếng được ghi hình, sản xuất ở Hoành Điếm.

Một trong những tòa nhà lớn nhất của phim trường Hoành Điếm là Tòa nhà Cung điện Hoàng gia được xây dựng theo phong cách Sơ kỳ triều đại Trung Quốc vào thời Tần và Hán. Khu vực đó vẫn thường xuyên được sử dụng để quay các bộ phim cổ trang dựa trên những thời đại này. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã sử dụng tòa nhà này làm bối cảnh cung điện của Hoàng đế Tần cho bộ phim Anh hùng năm 2002 của ông.

Phim trường Chedun Thượng Hải là địa điểm quay phim nổi tiếng và có quy mô lớn. Phim trường Chedun nằm ở quận Song Giang, Thượng Hải, phim trường đánh dấu sự khởi đầu của bối cảnh cổ điển thế kỷ 20 ở Thượng Hải. Đây là phim trường lớn nhất tại thành phố Thượng Hải và nằm trong top 10 những phim trường lớn nhất Trung Quốc. Bên cạnh việc sản xuất các dự án nghệ thuật, phim ảnh thì nơi đây còn là một địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách tham quan, khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 1 Thượng Hải thời kỳ dân quốc không đổi theo thời gian.

Phim trường này phục dựng một không gian lấy bối cảnh về Thượng Hải xưa với vẻ đẹp cổ kính và tráng lệ, bầu không khí hoài niệm, đậm màu thời gian ở nơi đây hẳn sẽ khiến những ai ghé thăm đều phải trầm trồ.  Phim trường nổi tiếng là nơi các bộ phim kinh điển được sản xuất, có thể kể đến: Bến Thượng Hải, tân Dòng sông ly biệt,Mộc Lan truyện,...

Phim trường Điện ảnh Chedun Thượng Hải được ví như nơi mà bạn có thể du hành thời gian, trở về Trung Quốc những năm 1930, phim trường có diện tích khổng lồ lên tới 400.000 mét vuông. Đây là một phim trường đang hoạt động và có các bối cảnh chính xác về mặt lịch sử. Đây là nơi hàng trăm bộ phim và chương trình truyền hình Trung Quốc được quay và sản suất. Du khách tham quan có thể khám phá các bối cảnh và thưởng thức các cuộc triển lãm hay trải nghiệm các chương trình đa dạng.

Phim trường Điện ảnh Thượng Hải do Tập đoàn Điện ảnh Thượng Hải đầu tư, Cơ sở quay phim Thượng Hải (còn gọi là Công viên Điện ảnh Thượng Hải) được biến thành một địa điểm lý tưởng để chụp hình, tham quan và giao lưu văn hóa.

Các công trình trong phim trường được xây dựng y hệt như nguyên bản của các công trình thật ngoài đời, phục vụ cho việc tái hiện chân thực cho các cảnh quay trong những bộ phim điện ảnh. Đường phố Nam Kinh sầm uất, những mái nhà cong cong, những con ngõ nhỏ với cổng đá cổ kính,... Bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy khung cảnh các bộ phim như đang chạy ngay trước mắt.

Phim trường Tượng Sơn là một cơ sở sản xuất, ghi hình phim điện ảnh và truyền hình nằm ở thị trấn Tân Kiều, Tương Sơn, Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Phim trường Tượng sơn tọa lạc trong Khu du lịch sinh thái Cảng Đường Cảng. Năm 2006, phim trường Tượng Sơn đã được đánh giá là một trong "Mười cơ sở sản xuất điện ảnh và truyền hình hàng đầu tại Trung Quốc".

Phim trường Tượng Sơn có tổng diện tích 3.927 triệu mét vuông, cơ sở này được khởi công xây dựng vào năm 2005, được chia thành 5 khu vực quay phim chính với bối cảnh được phục dựng rất công phu với phong cảnh hữu tình, thơ mộng, nổi bật là các quảng trường và khu phố xưa mang nét cổ kính, đậm màu thời gian. Bối cảnh tại phim trường trở nên đặc biệt hơn nữa khi các công trình tại đây được xây dựng theo phong cách kiến trúc của thời Hán, Đường,... Chính nhờ được đầu tư tỉ mỉ, kĩ càng vào công phu mà phim trường Tượng Sơn được khá nhiều đoàn phim, ekip lựa chọn để sản xuất, ghi hình những bộ phim cổ trang ăn khách. Kể từ khi chính thức mở cửa vào năm 2005, cơ sở điện ảnh này đã tiếp nhận hơn 160 đoàn làm phim và truyền hình cùng 4,3 triệu lượt khách,

Vào 7 tháng 11 năm 2012, phim trường Tượng Sơn đã được đánh giá là địa điểm thu hút khách du lịch cấp quốc gia AAAA Trung Quốc.

Nếu nói về những bộ phim cổ trang ăn khách được ghi hình tại Tượng Sơn thì ta không thể không nhắc đến: Thần điêu hiệp lữ (2006), Tiên kiếm kỳ hiệp 3(2009), Hiên Viên kiếm - Thiên chi ngân(2021), Phong trung kỳ duyên(2014), Lang Nha Bảng, Thái tử phi thăng chức ký(2015), Tam sinh tam thế thập lý đào hoa, Anh hùng xạ điêu(2017) và Liệt Hỏa Như Ca(2018).

Phim trường Nam Hải CCTV là một phim trường nổi tiếng ở quận Nam Hải, Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc. Ban đầu đây vốn là một phim trường trực thuộc đài truyền hình CCTV và chỉ mở cửa đón tiếp các đoàn phim đã được cấp phép. Nhưng khi hòa vào làn sóng hội nhập, phim trường Nam Hải đã mở cửa cho tất cả các ekip, đoàn làm phim muốn tới đây để ghi hình, sản xuất. Phim trường này được khởi công xây dựng vào tháng 7 năm 1996 và hoàn thành vào tháng 8 năm 1998. Tháng 8 năm 2016, nơi đây chính thức được Tổng cục Du lịch phê duyệt xếp hạng danh lam thắng cảnh du lịch cấp nhà nước 5A.

Phim trường Nam Hải có diện tích lên tới 5.4 triệu mét vuông được đầu tư xây dựng vô cùng hoành tráng và công phu. Bối cảnh quay phim được đầu tư khiến cho các cảnh quay tại phim trường này hết sức chân thật, khó để tìm ra sự khác biệt nào, khi bước tới đây, bạn sẽ có cảm giác như đang bị lạc vào thời cổ đại. Những dự án phim nổi tiếng đã được ghi hình tại phim trường này có thể kể đến như Thiện nữ u hồn, Thiếu niên Bao thanh thiên, Tam quốc diễn nghĩa,... cùng rất nhiều các bộ phim kinh điển khác, đặc biệt là phim của đài truyền hình CCTV sản xuất, đầu tư.

Phim trường Trác Châu được xem như Bắc Kinh phiên bản thu nhỏ đối với các đoàn làm phim. Bối cảnh tại phim trường được đầu tư xây dựng rất đẹp mắt với vẻ đẹp cổ kính và tráng lệ có thể làm say lòng người. Điều thú vị của phim trường là bên cạnh những phiên bản mô phỏng có tỉ lệ 1:1 của Tử Cấm Thành, Hạ Môn thì tại đây còn có không ít di tích thật sự cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn những giá trị lịch sử như Vương Phủ Tỉnh và Ngự Hoa Viên.

Phim trường Trác Châu đã là nơi được các đoàn làm phim “chọn mặt gửi vàng”, thực hiện sản xuất, ghi hình nhiều bộ phim nổi tiếng như Tây Du Ký, Đường Minh Hoàng hay Hán Vũ Đế. Bên cạnh việc là nơi sản xuất nhiều bộ phim ăn khách, địa điểm này mỗi năm cũng đón chào đông đảo khách du lịch về đây để tham quan, hoạt động này đã đem về nguồn lợi nhuận lớn cho phim trường, tạo cơ hội cho nó có nguồn tài chính để tiếp tục xây dựng và phát triển hơn nữa.

Phim trường Đồng Lý tọa lạc tại thành phố Tô Châu, nơi được mệnh danh là thành phố trong mơ ở Trung Quốc. Với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của thiên nhiên, phong cảnh non nước hữu tình Tô Châu, "thánh địa" quay phim Đồng Lý đã lọt vào "mắt xanh" của nhiều ê-kíp, đoàn làm phim tiếng tăm, đặc biệt là những dự án phim về kiếm hiệp cổ trang. Yêu nữ thiên hạ, Như Ý Cát Tường, và Phong nguyệt là những bộ phim cổ trang nổi tiếng đã được ghi hình tại phim trường này.

Là một trong những địa danh nổi tiếng thuộc thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, phim trường Vô tích là một khu quần thể kiến trúc cổ có tổng diện tích lên đến hơn 100ha. Nằm ngay sát bên bờ Thái Hồ rộng lớn, Phim trường Vô Tích thuộc top 3 phim trường cổ trang gây ấn tượng nhất tại Trung Quốc. Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên với cảnh sắc hữu tình, phong cảnh non nước thơ mộng, địa điểm này đã tái hiện đầy đủ, chân thực và sinh động cuộc sống của người Trung Hoa xưa qua các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Có thể kể đến một vài điểm đến không thể bỏ qua khi tham quan phim trường ấn tượng này đó là Công viên kỳ sương, Công viên tích huệ, Thắng cảnh Linh Sơn,Thiên hạ đệ nhất nhị tuyền, Động Thiên Quyển… trong đó, xét về độ nổi tiếng và xuất hiện nhiều nhất trong các bộ phim kiếm hiệp cổ trang chính là Tam Quốc Thành, Thủy Hử Thành, Đường Thành. Còn về bối cảnh đẹp nhất thì phải kể đến vườn mai Mai Viên với hơn 5000 gốc mai quý đã được trồng và chăm sóc kĩ lưỡng để phục vụ cho các cảnh quay trong phim. Vẻ đẹp của vườn mai khiến cho các cảnh quay trở nên thơ mộng, tươi đẹp và say ngất lòng người, đặc biệt rất phù hợp với các bộ phim cổ trang.

Do lợi thế về địa hình, có cả hồ và núi, phim trường Vô tích chính là lựa chọn hàng đầu và luôn được các nhà làm phim, ekip phim ưu tiên để quay các cảnh quay thuộc các dòng phim cổ trang, điện ảnh, truyền hình phục vụ màn ảnh nhỏ, màn ảnh rộng trong và ngoài nước. Đây sẽ là điểm đến mà du khách không thể bỏ qua khi du lịch Trung Quốc.

Phim trường Đôn Hoàng nằm tại vị trí phía Tây Nam của thành phố Đôn Hoàng. Không giống với những phim trường nổi tiếng đã được đề cập ở trên, Đôn Hoàng là phim trường cực kỳ độc đáo khi được đầu tư xây dựng chỉ để phục vụ duy nhất một bộ phim lịch sử có tên là Đôn Hoàng, đây cũng là dự án điện ảnh có quy mô bậc nhất có sự hợp tác giữa hai nước lớn là Trung Quốc - Nhật Bản. Sau này vì sở hữu bối cảnh hùng vĩ, ấn tượng nên phim trường đã được tiếp tục sử dụng, trưng dụng để đưa vào làm bối cảnh cho các bộ phim cổ trang khác. Các bối cảnh tại địa điểm phim trường này là nơi có thể tái hiện chân thực, sống động cuộc sống và phong tục tập quán của người dân địa phương thời kì phong kiến.

Phim TVB luôn có sức hút rất lớn với khán giả Việt Nam. Nhiều người thừa nhận rằng chính những bộ phim TVB đã mời gọi và mang họ đến tham quan đặc khu Hồng Kông, để được một lần tận mắt chứng kiến, dạo bước giữa những khung cảnh quen thuộc từng được xem trên các bộ phim qua màn ảnh nhỏ. Bên cạnh những địa danh có thật, du khách còn có cơ hội khám phá phim trường có quy mô hoành tráng nằm trong TVB city, nơi đã thực hiện sản xuất các bộ phim kinh điển.

Phim trường TVB nằm ở trên bán đảo Cửu Long, thuộc khu Tseung Kwan O, khá xa trung tâm Hong Kong, phim trường này có diện tích rộng tới 110.000 m2 đã được xây dựng từ năm 2003 và được sử dụng chủ yếu để thực hiện các bộ phim cổ trang lấy bối cảnh Trung Hoa thời xưa. Trong đó, phim trường TVB được chia ra làm 2 khu, hai khu vực này tương ứng với hai giai đoạn lịch sử. Một là phim trường cổ trang lấy bối cảnh thời phong kiến trong lịch sử và hai là phim trường có bối cảnh thời kỳ dân quốc trong những năm đầu thế kỷ 20.

Khu vực có bối cảnh thời kỳ dân quốc là nơi thu hút đông khách du lịch nhất vì khu vực được đầu tư xây dựng khá kỹ lưỡng, các tòa nhà được thiết kế tỉ mỉ, mô phỏng hoàn hảo những dãy phố cổ ở Hồng Kông trong giai đoạn thập niên 1930-1940 với rất nhiều công trình kiến trúc với tỉ lệ 1:1 như: nhà hát Pak Lok Mun (Bách Lạc Môn),  dãy phố buôn bán hay bệnh viện trên đỉnh núi,...

Từ các con hẻm nhỏ cho tới các con đường chính của phim trường này đều được trau chuốt tới từng chi tiết nhỏ, tái hiện lại khu vực mang dáng dấp từ thời còn là thuộc địa. Trong đó, được xây dựng gần như nguyên bản là 2 con phố, phố Thạch Bản và phố Vĩnh Lợi. Thạch Bản đã từng bị bão phá hủy năm 2012, sau đó con phố này đã được xây dựng lại hoàn chỉnh và kiên cố chứ không chỉ phục dựng nhằm mục đích để quay phim. Đây là nơi các bộ phim Thần thám Cao Luân Bổ, Bản lĩnh đại thiên kim, Gian nhân Kiên, … được ghi hình.

Còn với những ai hâm mộ bộ phim Anh hùng thành trại - một trong những siêu phẩm của đài TVB vừa được chiếu ở Việt Nam thời gian vừa qua thì sẽ thấy quen thuộc với phố Vĩnh Lợi - nơi có những con hẻm nhỏ là bối cảnh trong phim. Du khách đến tham quan sẽ nhận ra cửa hàng tạp hóa của bà Thái, hội Phúc Lợi,  tiệm uốn tóc của Điêu Lan hay các con hẻm đầy rẫy tệ nạn mô phỏng lại khu Cửu Long Thành trại thời xưa.

Phim trường TVB mở cửa cho khách du lịch vào tham quan trong những khung giờ cố định. Song du khách vẫn nên kiểm tra trên website chính thức của phim trường này để tránh phải bỏ lỡ và tiếc hùi hụi khi tới tham quan đúng lúc phim trường đóng cửa phục vụ và đoàn làm phim thực hiện các cảnh quay dự án.

Lựa chọn một phim trường phù hợp với dự án ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cả bộ phim. Các phim trường quay phim tại Trung Quốc không chỉ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật điện ảnh hay, ý nghĩa, vang danh, gây ấn tượng mạnh với khán giả mà còn là những địa điểm du lịch thu hút khách tham quan vô cùng nổi tiếng.

Phim truyền hình Hàn Quốc ngày càng phát triển với khán giả quốc tế. Tuy nhiên, sự nổi tiếng này khiến giới chuyên môn lo ngại về vấn đề quyền sở hữu nội dung.

Với Squid Game, phim truyền hình Hàn Quốc đã ghi dấu ấn trên màn ảnh toàn cầu. Các bộ phim truyền hình Hàn Quốc sau đó liên tục nổi tiếng với khán giả quốc tế, mới nhất là Extraordinary Attorney Woo. Nhìn lại lịch sử phát triển của phim truyền hình Hàn Quốc, có thể thấy thành tích kể trên không phải thành công trong một sớm một chiều.

Các nhà sản xuất Hàn Quốc đã dành nhiều thập kỷ để trau dồi kỹ năng và cố gắng thu phục khán giả toàn cầu. Họ tiên phong cho làn sóng Hàn Quốc hay được gọi là Hallyu.

Những năm của thập niên 1990 đánh dấu thời điểm các quốc gia ở khu vực châu Á bắt đầu tích cực giao lưu văn hóa. Việc mở cửa thị trường giúp âm nhạc và phim truyền hình Hàn Quốc gieo mầm ở các quốc gia lân cận.

Choi Gwang Sik - giáo sư lịch sử Hàn Quốc tại Đại học Hàn Quốc - so sánh Hallyu với sự giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây thông qua Con đường Tơ lụa cách đây hàng nghìn năm.

“Văn hóa Hàn Quốc từng bị đóng cửa, nhưng chủ yếu là từ thời Joseon. Sau đó, văn hóa Hàn Quốc tiếp xúc tích cực với thế giới bên ngoài và phát triển theo hướng sáng tạo”, Choi Gwang Sik nói.

Thông qua Hallyu, Hàn Quốc từ một nước nhập khẩu văn hóa trở thành nước xuất khẩu. Hàn Quốc chia sẻ với thế giới nền văn hóa của đất nước", Choi Gwang Sik nhận định.

What is Love (1991) được xem như nguồn gốc dẫn đến sự thành công của phim truyền hình Hàn Quốc. Bộ phim của đài MBC có tỷ suất người xem cao nhất mọi thời đại, trung bình là 59,6%. Sự nổi tiếng của phim đưa dàn diễn viên thành ngôi sao hạng A. Lee Soon Jae thậm chí được bầu một ghế trong quốc hội năm 1992.

What is Love là bộ phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên được xuất khẩu chính thức sang Trung Quốc. Phim được phát sóng trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc vào năm 1997. Vào thời điểm đó, chỉ những chương trình hấp dẫn nhất mới có thể tiếp cận khán giả nước ngoài thông qua việc bán bản quyền chính thức. Một số bộ phim khác được phát ở nước ngoài nhưng không có giao dịch chính thức, do vi phạm bản quyền nội dung.

Halluy lần đầu tiên được ghi nhận trên thế giới vào năm 1999, khi chính phủ Hàn Quốc quảng bá âm nhạc của đất nước trên một đĩa CD với tiêu đề “Hallyu - Bài hát đến từ Hàn Quốc”. Trong vài năm sau đó, Hallyu trở thành chủ đề bàn tán trong nước. Giới chuyên môn và truyền thông bày tỏ sự kỳ vọng về nội dung văn hóa Hàn Quốc.

Vào đầu thập kỷ tiếp theo, những năm 2000, Hallyu thực sự đổ bộ vào Nhật Bản. Ca sĩ BoA là trường hợp đầu tiên của Hàn Quốc được đào tạo bài bản nhiều năm và hướng đến thị trường châu Á. Cô phát hành album đầu tay bằng nhiều thứ tiếng. Việc này sau đó trở thành chuẩn mực trong Kpop.

Tuy nhiên, điều đã đưa Hallyu lên một tầm cao mới là bộ phim đình đám của đài KBS năm 2002 Bản tình ca mùa đông với sự tham gia của Bae Yong Jun và Choi Ji Woo. Bae Yong Jun được khán giả nữ Nhật Bản yêu thích và đặt biệt danh Yonsama. Các nhân vật của Bản tình ca mùa đông thậm chí xuất hiện trong bộ truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản Crayon Shin-Chan.

Trong khi đó, Thời kỳ mộc mạc của đài SBS phát sóng nửa cuối năm 2002 bất ngờ được yêu thích ở Mông Cổ. Tỷ suất người xem khi phim phát sóng ở Mông Cổ thậm chí lên tới 80%, theo The Korea Herald.

Năm 2009, phương tiện truyền thông địa phương đưa tin một nhà hàng Hàn Quốc cùng tên được thành lập ở Mông Cổ. Nội thất của nhà hàng được dán các bức ảnh của nam chính trong phim là Ahn Jae Mo. Các tập phim Thời kỳ mộc mạc được phát 24/7 ở nhà hàng này.

Một bộ phim truyền hình khác của Hàn Quốc thành công trên trường quốc tế là Cám dỗ của người vợ ra mắt năm 2008 với sự tham gia của Jang Seo Hee.

Năm 2009, luật Hàn Quốc được sửa đổi. Bộ luật mới cho phép các tập đoàn lớn hoặc công ty tin tức sở hữu cổ phần trong các công ty phát thanh truyền hình. Nhờ đó, lĩnh vực phim truyền hình Hàn Quốc được mở rộng. Các kênh truyền hình, đặc biệt đài cáp được rót vốn và có kinh phí lớn để sản xuất phim.

Trong những năm qua, đài truyền hình cáp tvN đã trở thành một trong những “ông lớn” của Hàn Quốc. Đài có nhiều dự án thành công như loạt phim Reply trong những năm 2012-2015 hay Guardian: Lonely and Great God năm 2016. Đặc biệt, Goblin trở thành phim truyền hình cáp đầu tiên vượt quá 20% tỷ lệ người xem. Rating trung bình của phim là 20.5% và cao nhất là 22.1%.

Năm đó, Hậu duệ mặt trời do KBS sản xuất là phim truyền hình ăn khách nhất năm. Nhưng rõ ràng, mảng phim truyền hình không còn chỉ bị thống trị bởi ba ông lớn SBS, KBS và MBC.

Goblin được phát sóng tại Hong Kong, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam, Campuchia và một số khu vực của châu Âu, châu Mỹ. Descendants được bán cho Trung Quốc trước khi có lệnh cấm và được ghi nhận là bộ phim truyền hình Hàn Quốc ăn khách nhất tại quốc gia này vào thời điểm đó. Phim được mua bản quyền để làm lại ở Đài Loan và Philippines.

Thành công năm nay của Extraordinary Attorney Woo là bằng chứng cho thấy ngay cả đài truyền hình nhỏ, ít tiếng tăm cũng có khả năng tạo nên cú hit toàn cầu cho phim truyền hình Hàn Quốc. Bộ phim được thực hiện bởi kênh truyền hình cáp mới thành lập và ít tên tuổi ENA.

Dafna Zur, phó giáo sư Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á tại Đại học Stanford, cho rằng thành công của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc đến từ sự độc đáo và khác biệt.

“Phim truyền hình Hàn Quốc cân bằng giữa tính hiện đại và độc đáo. Câu chuyện trong phim Hàn thường gần gũi, chẳng hạn chàng trai giàu gặp cô gái nghèo, trẻ em bất chấp mong muốn của cha mẹ để tự mình gây dựng cuộc sống. Nhưng câu chuyện được xây dựng theo cách riêng để mang hơi thở Hàn Quốc”, Dafna Zur nhận định.

Phạm vi tiếp cận toàn cầu, thách thức mới

Sự xuất hiện của nền tảng phát trực tuyến là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho các bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Có nghĩa, phim truyền hình Hàn Quốc có thể có tác động lớn hơn trên toàn cầu.

Đầu năm, ngôi sao Squid Game O Yeong Su trở thành người Hàn Quốc đầu tiên chiến thắng tại Quả cầu Vàng. Trong khi đó, Lee Jung Jae và Jung Ho Yeon trở thành người Hàn Quốc đầu tiên giành được giải thưởng Screen Actors Guild ở hạng mục phim truyền hình. Squid Game cũng là loạt phim nước ngoài đầu tiên được đề cử giải Emmy dự kiến diễn ra vào tháng 9.

Tuy thành công ở nước ngoài nhưng phim truyền hình Hàn Quốc cũng gây tranh luận tại quê nhà. The Korea Herald nhận định Squid Game bùng nổ trên toàn thế giới, nhưng không mang đến nhiều lợi nhuận cho các nhà sản xuất Hàn Quốc, dàn diễn viên hoặc những người khác có liên quan. Lý do là quyền sở hữu trí tuệ phim thuộc về nền tảng nước ngoài đã phát hành phim.

Khi phim truyền hình Hàn Quốc mở rộng phạm vi toàn cầu, quyền sở hữu trí tuệ nổi lên như vấn đề đáng lo ngại. Vì quyền sở hữu trí tuệ phim thuộc về nền tảng, nên nền tảng cũng nhận phần lớn lợi nhuận.

Tháng 7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiết lộ kế hoạch chi tổng cộng 4,8 nghìn tỷ won (3,66 tỷ USD) trong 4 năm để hỗ trợ tài chính cho việc sản xuất nội dung phát trực tuyến.

“Hầu hết lợi nhuận từ Squid Game được thu bởi nền tảng phát phim vì họ có quyền sở hữu trí tuệ. Phải có cách nào đó để ngừng chuyển giao quyền sở hữu nội dung của Hàn Quốc cho các nền tảng nước ngoài”, Bộ trưởng Văn hóa Park Bo Gyoon nói.