Lương hưu là khoản tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội được nhiều người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu quan tâm. Vậy cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội như thế nào? Cần đáp ứng các điều kiện gì? Tất cả sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.
Lương hưu là khoản tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội được nhiều người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu quan tâm. Vậy cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội như thế nào? Cần đáp ứng các điều kiện gì? Tất cả sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.
Để tính lương hưu bảo hiểm xã hội, người lao động nghỉ hưu (người lao động) cần biết các điều kiện và công thức áp dụng như sau:
(1) Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng:
(1.1) Thời gian tham gia bảo hiểm: Hầu hết người lao động cần đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm trở lên.
Riêng lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc chỉ cần đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm.
(1.2) Tuổi nghỉ hưu: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, Tuổi nghỉ hưu năm 2024 trong điều kiện bình thường là đủ 61 tuổi (nam) và đủ 56 tuổi 4 tháng (nữ). Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 62 tuổi (nam) vào năm 2028 và đủ 60 tuổi (nữ) vào năm 2035.
(2) Cách tính lương hưu hằng tháng: Lương hưu được tính theo công thức:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó: Tỉ lệ hưởng lương hưu tùy thuộc vào số năm đóng BHXH và giới tính. Ví dụ:
- Lao động nam: Được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%.
- Lao động nữ: Được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%.
Bảo hiểm xã hội một lần là một trong những quyền lợi quan trọng của người dân khi tham gia BHXH (bao gồm cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện). Người dân có thể rút BHXH một lần khi đủ điều kiện và không tiếp tục tham gia BHXH.
Theo đó, để được hưởng BHXH 1 lần, người dân cần thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa tham gia đủ 20 năm bảo hiểm xã hội.
Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH.
Người đang mắc một số căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: ung thư, bại liệu, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV/AIDS, hoặc các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Ngoài ra còn một số trường hợp sau khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Theo Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, công thức tính BHXH được quy định như sau:
Mức hưởng BHXH 1 lần= {(1.5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham BHXH từ năm 2014)} x Mbqlt.
Mbqlt (Mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH) = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) / (Tổng số tháng đóng BHXH).
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện như sau:
- Năm 2008: Mức điều chỉnh là: 2,14
- Năm 2009: Mức điều chỉnh là: 2,0
- Năm 2010: Mức điều chỉnh là: 1,83
- Năm 2011: Mức điều chỉnh là: 1,54
- Năm 2012: Mức điều chỉnh là: 1,41
- Năm 2013: Mức điều chỉnh là: 1,33
- Năm 2014: Mức điều chỉnh là: 1,27
- Năm 2015: Mức điều chỉnh là: 1,27
- Năm 2016: Mức điều chỉnh là: 1,23
- Năm 2017: Mức điều chỉnh là: 1,19
- Năm 2018: Mức điều chỉnh là: 1,15
- Năm 2019: Mức điều chỉnh là: 1,12
- Năm 2020: Mức điều chỉnh là: 1,08
- Năm 2021: Mức điều chỉnh là: 1,07
- Năm 2022: Mức điều chỉnh là: 1,03
- Năm 2023: Mức điều chỉnh là: 1,0
- Năm 2024: Mức điều chỉnh là: 1,0
Lưu ý: Trường hợp người lao động chưa đóng đủ 1 năm BHXH thì mức bình quân tiền lương tính bằng 22% mức tiền lương tháng đã đóng BHXH (tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH).
Ví dụ về cách tính BHXH một lần:
Anh Nguyễn Văn A có thời gian tham gia BHXH từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2024 như sau:
Từ tháng 01/2020 - 12/2020: Mức lương 4,000,000 đồng/tháng.
Từ tháng 01/2021 - 05/2023: Mức lương 6,000,000 đồng/tháng.
Tháng 06/2023 - 06/2024: Mức lương 7,000,000 đồng/tháng.
Theo công thức tính BHXH 1 lần, số tiền BHXH 1 lần mà anh A nhận được như sau:
Giai đoạn đóng từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 4,000,000 đồng: 4,000,000 x 1.08 x 12 = 51.840.000 đồng.
Giai đoạn đóng từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 6,000,000 đồng: 6,000,000 x 1.07 x 12 = 77.040.000 đồng.
Giai đoạn đóng từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 6,000,000 đồng: 6,000,000 x 1,03 x 12 = 74.160.000 đồng.
Giai đoạn đóng từ tháng 01/2023 đến tháng 05/2023: Thời gian 5 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 6,000,000 đồng: 6,000,000 x 1 x 5 = 30,000,000 đồng.
Giai đoạn đóng từ tháng 06/2023 đến tháng 12/2023: Thời gian 7 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 7,000,000 đồng: 7,000,000 x 1 x 7 = 49,000,000 đồng.
Giai đoạn đóng từ tháng 01/2024 đến tháng 06/2024: Thời gian 6 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 7,000,000 đồng: 7,000,000 x 1 x 6 = 42,000,000 đồng.
=> Tổng tiền đóng BHXH = 51.840.000 + 77.040.000 + 74.160.000 + 30,000,000 + 49,000,000 + 42,000,000 = 324.040.000 đồng.
=> Tổng tiền BHXH một lần anh A được nhận là 54.006.666 đồng.
Theo điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân phục vụ có thời hạn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 3 Thông tư 37/2017/TT-BQP, người đi nghĩa vụ quân sự không phải đóng tiền BHXH hằng tháng. Trách nhiệm đóng BHXH cho người tham gia nghĩa vụ quân sự thuộc về cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
Mức đóng được xác định như sau:
Mức đóng BHXH hằng tháng cho bộ đội
Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng
- 1% được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- 22% được đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Năm 2023, mức lương cơ sở có sự thay đổi về lương cơ sở nên mức đóng BHXH hằng tháng được tính như sau:
Người lao động có thể căn cứ theo các yếu tố ảnh hưởng đến mức hưởng lương hưu theo công thức tính. Dưới đây là một số cách để tăng mức lương hưu cho người lao động:
(1) Đóng BHXH đủ số năm: Để hưởng lương hưu, bạn cần đóng đủ số năm tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH). Hãy đảm bảo bạn đóng BHXH liên tục và đủ số năm để tăng tỷ lệ hưởng.
(2) Tăng mức đóng BHXH: Đóng BHXH với mức lương cao hơn sẽ giúp bạn tích luỹ quỹ hưu trí nhanh hơn. Hãy xem xét tăng mức đóng để tăng lượng tiền hưu trí.
(3) Tích luỹ thêm quỹ hưu trí cá nhân: Ngoài BHXH do Nhà nước tổ chức, người lao động có thể tích luỹ thêm bằng các khoản tiết kiệm, đầu tư, hoặc mua gói bảo hiểm hưu trí riêng.
(4) Duy trì một sức khỏe tốt: Sức khỏe tốt sẽ giúp người lao động tiết kiệm chi phí y tế và đảm bảo duy trì một năng suất làm việc lâu dài từ đó giúp kéo dài thời gian đóng BHXH.
Hướng dẫn cách tính lương hưu BHXH năm 2024
Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP đã khẳng định, thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
Như vậy, trong thời gian 24 tháng tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân cũng được coi như đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính hưởng các chế độ sau này.
- Trước khi nhập ngũ đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc: Khi xuất ngũ về địa phương được cộng nối thời gian đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ bảo hiểm.
- Trước khi nhập ngũ đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc, sau đó xuất ngũ về cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đóng tiếp BHXH: Được cộng nối thời gian đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian đóng BHXH sau này với công thức sau:
Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ)
Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ)
Như vậy, có thể thấy, thời gian đi nghĩa vụ quân sự không làm gián đoạn quá trình đóng BHXH mà còn giúp người nhập ngũ tích lũy thêm thời gian đóng BHXH để hưởng các chế độ sau này.