Sáng ngày 26/11/2024, lễ ra mắt điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung Đạo Tràng Phước Huệ. Tại thôn su b, xã iahla, huyện Chư Pưh.
Sáng ngày 26/11/2024, lễ ra mắt điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung Đạo Tràng Phước Huệ. Tại thôn su b, xã iahla, huyện Chư Pưh.
Giáo hội hình thành trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo năm 1963 dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Trong thời gian sôi động đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chính thức khai sinh ngày 4 tháng 1 năm 1964 nhằm quy tụ các hội đoàn, tông phái Phật giáo về một mối.
Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Giáo Hội bị chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tịch thu các cơ sở. Ngay từ cuối năm 1975 đã có những đụng độ giữa Giáo Hội và chính quyền. Mười hai Phật tử và tăng ni đã tự thiêu ở chùa Dược Sư, Cần Thơ để phản đối lệnh cấm treo cờ Phật giáo cùng những điều lệ bó buộc khác. Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách nhà cầm quyền thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN. Sang tháng 3 năm 1977 khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trưng dụng Cô nhi viện Quách Thị Trang, GHPGVNTN phản kháng mạnh mẽ kêu gọi Phật tử xuống đường phản đối. Viện Đại Học Vạn Hạnh bị nhà nước buộc phải đóng cửa. Nhà xuất bản Lá Bối cũng phải ngưng hoạt động. Giáo Hội có gửi thư đòi thực thi tự do tôn giáo thì nhà cầm quyền phản ứng với lệnh bắt giam sáu thành viên lãnh đạo, trong đó có Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh. Thượng Tọa Thích Thiện Minh sau đó đã bị đánh chết trong tù. Ngày 16 tháng 4 năm 1977, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử Saigon đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo còn hăm doạ ra tay đàn áp.
Năm 1981, nhằm thống nhất các hệ phái Phật giáo, sau ba năm vận động chính phủ cho thành lập một tổ chức mới mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) làm tổ chức duy nhất đại diện Phật giáo toàn quốc, nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. GHPGVNTN không chấp nhận tổ chức GHPGVN và bị nhà cầm quyền ép giải tán nhưng không qua văn bản chính thức của chính phủ. Ngày 24 tháng 2 năm 1982, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trục xuất hai Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của toà án. Ngày 7-7 cùng năm, chùa Ấn Quang là trụ sở của GHPGVNTN bị cưỡng chiếm. Toàn bộ tư liệu, hồ sơ của Viện Hoá Đạo bị đốt sạch trong năm ngày mới hết.
GHPGVNTN tiếp tục công cuộc vận động giành lại pháp lý cho Giáo Hội, trong sự thông hiểu là Pháp Nạn chỉ có thể được giải quyết khi Quốc Nạn được giải quyết. Song song với cuộc tranh đấu giành lại pháp lý, Giáo Hội liên tục lên tiếng cho tự do, dân chủ và chủ quyền lãnh thổ.
Đệ Nhất Tăng thống (1964-1973) Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (1890-1973).
Đệ Nhị Tăng thống (1973-1979) Hòa thượng Thích Giác Nhiên (1878-1979).
Đệ Tam Tăng thống (1979-1991) Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905-1991).
Đệ Tứ Tăng thống (2003-2008) Hòa thượng Thích Huyền Quang (1920-2008).
Đệ Ngũ Tăng thống (2011-2020) Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928-2020).
Đệ Lục Tăng Thống (2020- ) Hòa Thượng Thích Chí Viên
(Thanh tra)- Chiều 28/11, tại phiên làm việc thứ 2 của Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ (2022-2027) đã biểu quyết thông qua Hiến chương Sửa đổi với 14 chương, nhiều hơn Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) hiện hành 1 chương và 16 điều.
Đại hội đã lắng nghe 16 tham luận của các ban, viện Trung ương, ban trị sự tỉnh, thành hội Phật giáo được trình bày như: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông Phật giáo thời đại 4.0; Phật giáo Nam tông Khmer trong ngôi nhà chung GHPGVN; GHPGVN kế thừa lịch sử vàng son; định hướng phát triển văn hóa Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn mới; hoằng pháp Phật giáo thời đại 4.0; vị trí và vai trò người cư sĩ, Phật tử trong thời đại đất nước hội nhập, phát triển; hướng phát triển giáo dục Phật giáo Việt Nam thời kỳ hội nhập, phát triển của đất nước...
Các tham luận đã trình bày những thành quả đạt được trong các hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VIII và những khó khăn trong công tác Phật sự của ban, viện Trung ương, phật giáo các tỉnh, thành và hải ngoại.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN đã trình Đại hội Dự thảo Sửa đổi Hiến chương GHPGVN lần thứ 7. Dự thảo Hiến chương Sửa đổi có 14 chương, bao gồm lời nói đầu và 87 điều, nhiều hơn Hiến chương GHPGVN hiện hành 1 chương và 16 điều.
Hiến chương tu chỉnh lần này tập trung vào cơ cấu hệ thống tổ chức các cấp hành chính Giáo hội, sửa đổi bổ sung cấp hành chính cơ sở. Sau khi tu chỉnh, Hiến chương GHPGVN sẽ có 4 cấp hành chính: GHPGVN cấp Trung ương (bao gồm: Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh; Hội đồng Trị sự và các cơ quan của Hội đồng Trị sự); GHPGVN cấp tỉnh, thành phố (bao gồm: Ban Chứng minh; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố); GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (bao gồm: Ban Chứng minh; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương); GHPGVN cấp cơ sở: Ban Quản trị cơ sở tự viện.
Hiến chương tu chỉnh lần này đã dành riêng một chương mới quy định về GHPGVN cấp cơ sở (Chương VIII). Hiến chương tu chỉnh cũng có quy định cụ thể về tài sản của tổ chức tôn giáo trực thuộc GHPGVN và tài sản của tăng, ni.
“Trong lần tu chỉnh Hiến chương này đã kiện toàn cơ cấu tổ chức của Hội đồng Chứng minh, các quy định trong Hiến chương cụ thể hóa vai trò của Hội đồng Chứng minh là cơ quan lãnh đạo tối cao về Đạo pháp và Giới luật. Nâng cao vị thế lãnh đạo của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh: Văn phòng Hội đồng Chứng minh, Ban Giám luật, Ban Giám sát và Kỷ luật là một trong những điểm quan trọng”, Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh.
Kết thúc phiên làm việc thứ 2 của Đại hội, Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Tri sự, Trưởng ban Nhân sự Đại hội IX đã lấy biểu quyết trước Đại hội và thống nhất thông qua Hiến chương sửa đổi lần thứ 7.
TRANG SỬ MỚI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤTHuỳnh Kim Quang
Ngày 1 tháng 9 năm 2022, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã công bố việc thành lập Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) và Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương đã cung thỉnh Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN. Đây không những là một tin rất hoan hỷ đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam trong và ngoài nước, mà còn là bước ngoặt mở ra trang sử mới của GHPGVNTN.
Thật vậy, kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2018, khi Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ (1928-2020), Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, ra quyết định giải tán toàn bộ nhân sự của Viện Hóa Đạo cho đến nay về mặt điều hành Phật sự của Giáo Hội xem như bị ngưng trệ hoàn toàn. Nhiều Tăng, Ni và Phật tử có lòng với GHPGVNTN đã canh cánh nỗi lo lắng cho sự sống còn của Giáo Hội này, đặc biệt trước hoàn cảnh sa sút về mặt đạo đức và tâm linh của xã hội Việt Nam. Chính trong tâm trạng đó nên khi nghe được công bố việc thành lập Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương và Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ được cung thỉnh làm Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN thì Tăng, Ni và Phật tử đều thở phào nhẹ nhõm và hoan hỷ vô cùng, dù có lẽ mọi người đều thấy được việc phục hoạt GHPGVNTN sẽ còn rất nhiều chướng duyên trong tình trạng của một đất nước bị độc quyền đảng trị và các tổ chức tôn giáo độc lập đều gặp phải vô vàn khó khăn với chính quyền.
Nhưng có lẽ có người không hiểu duyên khởi từ đâu mà Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ có thể đứng ra dựng lại Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương và được Hội Đồng này thỉnh cử vào ngôi vị Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, một vai trò lãnh đạo tối cao của Giáo Hội khi ngôi vị Tăng Thống khuyết tịch.
Không phải tự nhiên mà Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ tự mình đứng ra triệu tập chư vị Giáo phẩm để thành lập Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ trong cương vị là người phụng thừa Quyết định ủy thác điều hành Viện Tăng Thống từ Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ mới có thể làm được việc này. Dù là đã được Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ ủy thác điều hành Viện Tăng Thống vào tháng 5 năm 2019, nhưng Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ chưa được cung thỉnh vào ngôi vị chính thức nào trong Viện Tăng Thống, cho nên từ đó đến nay Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ vẫn xem mình như là một “bỉnh pháp Tỳ-kheo.” Danh vị Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN là ngôi vị chính thức đầu tiên mà Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ được Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương cung thỉnh vào ngày 21 tháng 8 năm 2022 tại Chùa Phật Ân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sau đây là một số sự kiện đã diễn ra từ năm 2018 đến nay liên quan đến vai trò của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đối với GHPGVNTN.
Trong Công Bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN ngày 1 tháng 9 năm 2022 có viết rằng:
“Tự thể bị tổn thương, cùng với tác động ngoại tại bởi những thông tin nhiễu loạn, sự phân hóa nội bộ càng lúc càng trầm trọng, cho đến lúc, vô khả nại hà, đức Đệ ngũ Tăng thống đã ban hành quyết định lịch sử: giải thể toàn bộ nhân sự và đình chỉ mọi hoạt động Viện Hóa Đạo,…” (1)
Bản Công bố dùng chữ “vô khả nại hà,” có nghĩa là không còn cách nào khác ngoài việc phải làm như vậy để cứu lấy sinh mệnh của GHPGVNTN trước cơn khủng hoảng thập tử nhất sinh của Giáo Hội này từ sau năm 1975.
Đó là Quyết Định số 12 do Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, ban hành vào ngày 25 tháng 11 năm 2018, mà trong đó Điều 4 và Điều 5 viết như sau:
“Điều 4: Giải tán mọi nhân sự và chức vụ trong Ban Chỉ đạo Viện Hoá Đạo nhiệm kỳ 2018 – 2020 quy định trong Giáo chỉ số 18 do Viện Tăng Thống ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2018.
“Điều 5: Trong thời gian chờ Viện Tăng Thống triệu tập Đại hội bất thường GHPGVNTN công cử nhân sự mới cho Viện Hoá Đạo, tạm ngưng mọi hoạt động của Viện Hoá Đạo cùng mọi nhân sự Ban Chỉ đạo quy định trong Giáo chỉ số 18 do Viện Tăng Thống ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2018.” (2)
Đến ngày 12 tháng 5 năm 2019, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, lúc đó đã về tịnh dưỡng tại Chùa Từ Hiếu, Quận 8, Sài Gòn, ra Giáo Chỉ số 19 cung thỉnh Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đăng lâm pháp tịch vào hàng Trưởng Lão Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống.” Trong Giáo chỉ số 19, Điều 1 viết rằng:
“Cung thỉnh Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đăng lâm pháp tịch trong cương vị thành viên hàng Trưởng Lão Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống.”(3)
Ngày 24 tháng 5 năm 2019, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ ra Quyết Định Số 14 “ủy thác quyền điều hành Viện Tăng Thống” cho Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Trong Quyết Định số 14, Điều 2 và Điều 3 viết rằng:
“Điều 2: Thỉnh cử Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ thay Tôi đứng đầu vào vị trí của Viện Tăng Thống, bảo đảm tiếp tục sứ mệnh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong tương lai. Tôi hoàn toàn tin tưởng và ủy thác trọng trách này cũng như trao toàn quyền cho Hòa Thượng Tuệ Sỹ điều hành mọi hoạt động của Giáo Hội.
“Điều 3: Bất cứ lúc nào, khi hội đủ điều kiện thuận duyên, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ thay mặt Viện Tăng Thống triệu tập Đại Hội Bất Thường để bầu cử nhân sự mới cho tất cả các chức vụ trong Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.”(4)
Ngày 7 tháng 4 năm 2020, tức là ngày 15 tháng 3 năm Canh Tý, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã cung kính phụng thừa sự ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống. Trong lời khâm thừa Quyết Định của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống ủy thác quyền điều hành Viện Tăng Thống, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã cung bạch như sau:
“Khâm thừa Quyết định của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, tôi Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ tự xét chướng thâm huệ thiển, nhưng Tổ giáo nghiêm, vô khả nại hà, nay phủ phục đê đầu phụng chỉ.
“Song le, hiện tại, tôi thân cung luy nhược, tứ đại bất hòa, chỉnh e trọng nhiệm khó thành, vậy nay kính thỉnh Hòa Thượng Thích Nguyên Lý hiệp trợ, đồng nhiếp tâm bảo trì Tổ ấn, khâm thừa ủy thác, y giáo phụng hành.”(5)
Trong lời khâm thừa này, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ cũng sử dụng cụm từ “vô khả nại hà” để nói lên tình huống không thể chối từ sự ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống để điều hành Viện Tăng Thống, vì sức khỏe của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã suy yếu và ngày viên tịch của ngài không còn bao lâu, và vì sinh mệnh của GHPGVNTN cũng nằm ở tình trạng như ‘chỉ mành treo chuông’.
Ở đây, cũng xin nói thêm một sự kiện là sau khi trở về Chùa Từ Hiếu, Quận 8, Sài Gòn, để an dưỡng, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ đã quán chiếu sâu thẳm vào thực trạng mà ngài gọi là “lao xuống vực thẳm ô nhiễm hủy diệt” của GHPGVNTN, ngài đã tự nhận lãnh trách nhiệm lịch sử trước “uy đức của Lịch đại Tổ Sư” về sự khủng hoảng của Giáo Hội, nên trong Tâm Thư số 15 được công bố vào ngày 26 tháng 3 năm 2019, Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã viết một cách thống thiết như sau:
“Tôi, Sa-môn Thích Quảng Độ, trong cương vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội, tự nhận trách nhiệm lịch sử này trước uy đức của Lịch đại Tổ Sư, và cũng trong trách nhiệm lịch sử này, với ý hướng kịp thời ngăn chặn bánh xe phân hóa không lao xuống vực thẳm ô nhiễm hủy diệt, tôi đã quyết định, bằng Quyết định số 12/TT/VTT/QD, Phật lịch 2562, Saigon ngày 19 tháng 10 âm lịch Mậu tuất (tức 25/11/2018), đình chỉ mọi hoạt động của Giáo hội, để Tăng-già có thời gian thể hiện bản thể thanh tịnh và hòa hợp, làm nơi quy ngưỡng vững chắc cho bốn chúng hòa hợp đồng tu, hòa hợp hành đạo và hóa đạo, phụng sự Dân tộc và Đạo pháp, trong lý tưởng phụng sự hòa bình dân tộc và nhân loại.” (6)
Tuy nhiên, tại sao phải duy trì và phục hoạt GHPGVNTN? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần nói đến thực trạng của Phật Giáo Việt Nam trong nước và vai trò của GHPGVNTN đối với sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, đạo đức và tâm linh của xã hội Việt Nam từ trước tới nay.
Thực trạng của Phật Giáo Việt Nam
Trong bản Công bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN ngày 1 tháng 9 năm 2022, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, đã nêu ra thực trạng tổng thể mà trong đó bốn chúng đệ tử Phật đang đối mặt trên bình diện thế giới cũng như tại Việt Nam:
“Cộng đồng bốn chúng đệ tử Phật, trong hiện tại, hành đạo và hoằng đạo giữa các cộng đồng dân tộc trong một thế giới đang bị bao phủ trong hận thù, nghi kỵ, điên đảo tranh chấp quyền lực, danh vọng, lợi dưỡng. Trong một thế giới đảo điên, với sự phổ biến chóng mặt của các phương tiện truyền thông toàn cầu; xoay vần giữa những nhiễu loạn thông tin, trí ngu đồng đẳng, thực giả khó phân, chánh kiến tà kiến không phân biệt, Phật thuyết, ma thuyết đồng giá. Và, trong một đất nước trải qua 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn, dù được biện minh hay lý giải bằng bất cư lý luận gì: vì một xã hội tiến bộ được định hướng theo ý thức hệ gì, duy tâm, duy vật hay duy linh các thứ, thì thực tế không thể phủ nhận đối với ai còn đủ lương tri để nhìn lại lịch sử dân tộc, hòa bình và thống nhất đã đẩy dân tộc dấn sâu vào hận thù, nghi kị kéo dài trên nửa thế kỷ vẫn chưa có dấu hiệu hòa dịu. Trong một thế giới như vậy, một đất nước như vậy, chúng đệ tử Phật, trực tiếp hoặc gián tiếp, có ý thức hay không ý thức, dễ bị cuốn hút trong vòng xoáy của danh vọng và lợi dưỡng, đã minh giải những giá trị chân thật được tác thành bởi Minh và Hành xuất thế bằng những giá trị thế tục; từ nơi đó khoét sâu và làm vỡ cộng đồng hòa hiệp mà đức Thích Tôn đã thiết lập bằng Pháp và Luật thiện thuyết.” (xem chú thích 1)
Bản Công bố nói rõ trong thế giới “điên đảo tranh chấp quyền lực, danh vọng, lợi dưỡng,” và trong một đất nước “dấn sâu vào hận thù, nghi kị kéo dài trên nửa thế kỷ vẫn chưa có dấu hiệu hòa dịu,” đã dẫn tới hệ quả tất yếu là “chúng đệ tử Phật, trực tiếp hoặc gián tiếp, có ý thức hay không ý thức, dễ bị cuốn hút trong vòng xoáy của danh vọng và lợi dưỡng,…”
Điều này là một sự thật không thể chối cãi trong thực trạng của Phật Giáo Việt Nam trong nước hiện nay. Thượng Tọa Thích Thanh Thắng là vị Tăng sĩ thuộc thế hệ trẻ lớn lên tại Việt Nam, người có nhiều bài viết phản ảnh những biến chất của Tăng, Ni và những bất ổn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong nhiều năm qua, trong một bài viết gần đây được đăng trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen có tựa đề “Hanh Giáo Hạo Đại” (đọc ngược là ‘háo danh hại đạo’), đã viết như sau:
“Nay hướng đi của Phật giáo lại nhuốm màu của cai trị thế tục, hành xử kiểu quyền hành, dọa nạt. Toàn bộ cơ chế hành chính chạy theo ngành dọc, tạo ra các nhóm lợi ích, đua chức, chạy quyền, nhìn chùa thấy lợi, lạm dụng chữ phước…
“Thể chế toàn trị, Phật giáo cũng trở thành công cụ phục vụ thế quyền, xum xoe nịnh bợ, sắp đặt nhân sự nhằm tranh giành mối lợi, từ đó đánh mất đạo tình, rời xa nhân nghĩa… Kẻ này cậy thế làm được, kẻ kia bắt chước làm theo, đến nỗi tuổi tác đã cao cũng vẫn ham danh hám lợi.”(7)
Thầy Thích Thanh Thắng nói đến việc “Phật giáo cũng trở thành công cụ phục vụ thế quyền,” là một thực tế bởi vì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của Đảng CSVN, từ lúc mới thành lập đến nay và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Một bằng chứng cụ thể mới đây về việc Ban Tôn Giáo Chính Phủ đã can thiệp vào sinh hoạt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam từ nhân sự đến chính sách được hé lộ ra ánh sáng nhân vụ thuyên chuyển Thầy Trúc Thái Minh, trụ trì Chùa Ba Vàng tại tỉnh Quảng Ninh vào làm Phó Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Bình, mà hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) phát đi hôm 23 và 25 tháng 8 năm 2022 đã cho thấy rõ. Bản tin của RFA ngày 23 tháng 8 năm 2022 viết như sau:
“Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh, đã được phân công đảm trách phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027, kiêm Trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV vừa qua.
“Ông Trần Đức Thủy - Trưởng Ban tôn giáo tỉnh Quảng Bình xác nhận thông tin trên với truyền thông Nhà nước trong ngày 23/8.
“Ông Thủy đồng thời cho hay, việc bổ nhiệm người ở địa phương khác vào Ban trị sự Giáo hội Phật giáo của tỉnh là rất bình thường. Thẩm quyền luân chuyển bổ nhiệm do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định và đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt.”(8)
Nhưng một ngày sau đó, thì ông Trần Đức Thủy đã phải lên tiếng đính chính rằng việc bổ nhiệm Thầy Trúc Thái Minh là do GHPGVN quyết định không phải Sở Nội Vụ và Ủy ban tỉnh quyết định. Bản tin Đài RFA ngày 25/8/2022 viết như sau:
“Ban tôn giáo tỉnh Quảng Bình lên tiếng đính chính việc Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) được bổ nhiệm làm phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình không phải do Sở Nội vụ, Uỷ ban tỉnh quyết định mà do nội bộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam lựa chọn, thực hiện.
“Thông cáo báo chí thanh minh sự việc trên được Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình phát đi vào tối ngày 24/8 chỉ một ngày sau khi ông Trần Đức Thuỷ, trưởng Ban tôn giáo tỉnh này xác nhận với truyền thông rằng trụ trì chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh, đã được phân công đảm trách phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027, kiêm Trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV vừa qua.
Ông Thuỷ, cùng lúc đó, xác quyết thẩm quyền luân chuyển bổ nhiệm trụ trì chùa Ba Vàng do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định và đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt.”(9)
Thực ra, chính quyền VN không nên đính chính vì có đính chính thì cũng vô ích, bởi lẽ mọi người đã biết rõ rằng GHPGVN trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Ban Tôn Giáo Chính Phủ.
Điều này rất dễ thấy vì chỉ cần nhìn vào cái khẩu hiệu “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội” đi kèm với danh xưng của GHPGVN thì ai cũng thấy rõ là Giáo Hội này là công cụ của chính quyền. Gắn chặt “Chủ nghĩa xã hội” theo sau “Đạo pháp, Dân tộc” thì chỉ biến “Chủ nghĩa xã hội” thành một cái đuôi nặng nề xấu xí làm cho “Đạo pháp, Dân tộc” không thể thăng hoa, tiến bộ và hướng tới tương lai tươi sáng được! Đó là sự gán ghép rất khiên cưỡng, rất nghịch lý và rất trái đạo lý nữa. “Chủ nghĩa xã hội” là một chủ nghĩa, một ý thức hệ đã lỗi thời, bị chính nơi khai sinh ra nó là nước Nga đào thải từ cuối thập niên 1980s. Trong khi Đạo pháp là con đường khế lý và khế cơ để giúp con người giác ngộ vô minh và vượt thoát khổ đau đã tồn tại và phát triển trên 2,600 năm trên khắp thế giới và hơn 2,000 năm tại Việt Nam. Còn Dân tộc Việt Nam đã có mặt và tồn tại trên lãnh địa mà ngày nay là nước Việt Nam, với nền văn hiến trên 4,000 năm.
Trong Tâm Thư gửi đến chư Tăng, Ni và đồng bào Phật tử trong và ngoài nước vào ngày 24 tháng 9 năm 1992, Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, lúc đó là Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, đã kêu gọi:
“Hãy bỏ khẩu hiệu “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội,” vì Phật giáo Việt Nam chưa bao giờ và sẽ tiếp tục không bao giờ tôn thờ, hoặc làm công cụ tuyên truyền cho bất cứ một chủ nghĩa chính trị nào.”(10)
Nói như thế không có nghĩa là GHPGVNTN không có thiện chí muốn làm việc với Nhà nước và nhân dân VN để “xây dựng đất nước theo truyền thống Phật giáo, dân tộc.” Trong Đơn Xin Cứu Xét Nhiều Việc gửi cho các nhà lãnh đạo Đảng và chính quyền VN vào ngày 25 tháng 6 năm 1992, Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, lúc đó là Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN đang bị quản thúc tại Quảng Ngãi, đã viết như sau:
“Giáo Hội chúng tôi muốn làm việc với Nhà nước và nhân dân, để xây dựng đất nước theo truyền thống Phật giáo, dân tộc. Nhưng không thể làm việc được, hoặc làm việc trong sự điều khiển của một chế độ, còn xem tôn giáo là kẻ thù và nhúng nhiều tay kiểm soát can thiệp nội bộ tôn giáo chưa từng có trong lịch sử tôn giáo tại Việt Nam!”(xem chú thích 10, tr. 131-32)
Ở các nước tự do, dân chủ trên thế giới ngày nay, tôn giáo đã được tự do hành đạo với quyền tự quyết đối với mọi hoạt động của mình mà không bị thể chế chính trị điều hành đất nước buộc phải trở thành thành viên của bất cứ cơ thế chính trị ngoại vi nào. Tất nhiên, để có được sự tự do này, người dân ở các quốc gia đó cũng phải đánh đổi bằng sự tranh đấu và hy sinh lâu dài. Chẳng hạn, những người di dân từ Anh Quốc và Châu Âu đầu tiên đến Tân Thế Giới do kinh nghiệm đau thương mất tự do tôn giáo ở quê nhà nên đã thiết lập một thể chế chính trị điều hành quốc gia với quyền tự do tôn giáo được tôn trọng triệt để.
Nhờ vậy, các tôn giáo mới có thể tự do phát triển và nhà nước cũng không bị ảnh hưởng hoặc thao túng bởi các thế lực tôn giáo. Tại Miền Nam Việt Nam sau pháp nạn năm 1963 cho đến trước năm 1975, các tôn giáo cũng có được tự do hành đạo. Chính vì thế, GHPGVNTN đã có thể phát huy một cách có hiệu quả tiềm năng sẵn có của một Đạo Phật Việt có mặt hơn hai ngàn năm trên đất nước để góp phần vào việc xây dựng và phát triển xã hội qua nhiều lãnh vực như văn hóa, giáo dục, đạo đức, tâm linh, v.v…
Trong bối cảnh của đất nước và Phật Giáo Việt Nam như thế thì sự tiếp tục có mặt và phát triển của GHPGVNTN là điều cần thiết.
Tại sao phải phục hoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất?
Chỉ trong khoảng trên dưới nửa thế kỷ, kể từ phong trào chấn hưng Phật Giáo vào đầu thập niên 1930 đến đầu năm 1975, dù trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn vì chiến tranh, Phật Giáo tại Miền Nam cũng đã nỗ lực phi thường để mở ra một trang sử mới với những thành quả sáng chói mà trải qua nhiều thế kỷ trước đó chưa làm được. Trong khi đó, Phật Giáo tại Miền Bắc dưới chế độ Cộng Sản hầu như không còn sinh hoạt được nữa. Phật Giáo tại Miền Nam đã tạo được một sức mạnh đoàn kết Tăng già và cư sĩ thuộc các tông phái khác nhau để bảo vệ Đạo Pháp vượt qua cơn pháp nạn năm 1963. GHPGVNTN sau khi được thành lập vào đầu năm 1964 đã tạo ra nhiều thành tựu lịch sử, mà cụ thể nhất là đẩy lùi được tệ nạn mê tín dị đoan lan tràn trong các sinh hoạt Phật Giáo trước đó; chế định lại các nghi lễ thống nhất và cách thờ Phật tại các chùa; phục hồi lại quy củ của sinh hoạt Thiền môn mà cụ thể nhất là việc thực thi các nghi quỹ giới luật; xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục Trung Tiểu Học Bồ Đề trên toàn quốc; đồng lúc là Viện Đại Học Vạn Hạnh chỉ trong 9 năm đã trở thành một trong những Đại Học tư thục có uy tín hàng đầu trong nền giáo dục tại Á Châu. Tất cả những thành tựu đó đều nhờ vào nỗ lực tự thân và tự quyết của Tăng, Ni và Phật tử mà không phải lệ thuộc vào bất cứ thế quyền nào. GHPGVNTN do vậy là Giáo Hội dân lập đúng nghĩa. Qua đó, chúng ta thấy rằng nếu Phật Giáo Việt Nam có cơ hội tự quyết định vận mệnh của mình thì từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay đã chắc chắn có được những bước phát triển ngoạn mục, với nội hàm của một Đạo Phật truyền thống hơn hai ngàn năm.
Trong bản Công bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN được phổ biến hôm 1 tháng 9 năm 2022 có viết rằng:
“Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không phải là một hiệp hội thế tục, do đó, không tự đặt mình dưới sự chỉ đạo của bất cứ quyền lực thế tục, không là công cụ bảo vệ sự tồn tại của bất cứ xu hướng chính trị, của bất cứ tổ chức thế tục nào; không hành đạo, hoằng đạo theo bất cứ định hướng ý thức hệ nào; duy chỉ một định hướng duy nhất: Thập phương Bạc-già-phạm nhất lộ Niết-bàn môn; một cứu cánh duy nhất là giải thoát.”(xem chú thích số 1)
Trong đoạn trích trên từ bản Công bố, Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN đã minh định rõ ràng không còn nghi ngờ gì nữa về định hướng và cứu cánh mà GHPGVNTN đã, đang và sẽ đi tới. Đó là “duy chỉ một định hướng duy nhất: Thập phương Bạc-già-phạm nhất lộ Niết-bàn môn; một cứu cánh duy nhất là giải thoát.”
Định hướng duy nhất của GHPGVNTN là vào cửa Niết-bàn của mười phương chư Phật. Cứu cánh duy nhất của GHPGVNTN là giải thoát sanh tử khổ đau. Đó là mục tiêu tối hậu mà người con Phật nhắm tới trên con đường tu tập và hành đạo. Nếu không thì mọi hành hoạt sẽ trở thành phi Chánh Pháp.
Điều này đã được chứng minh rất rõ trong bản Công bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN ban hành ngày 1 tháng 9 năm 2022, đề cập tới danh xưng của hai Hội Đồng Viện Tăng Thống: “Pháp Tòa Hoằng Pháp và Pháp Tòa Hoằng Giới.”
“Cơ cấu lâm thời của Hội Đồng Viện Tăng Thống gồm hai Hội đồng, mệnh danh là Pháp Tòa Hoằng Pháp và Pháp Tòa Hoằng Giới, đứng đầu bởi một vị Thượng Thủ, điều hành bởi một vị Điển Tòa.
“Pháp Tòa Hoằng Pháp hướng dẫn nội dung và các phương tiện thuyết giáo y chỉ nguyên tắc Khế lý và Khế cơ.
“Pháp Tòa Hoằng Giới y chỉ Tì-ni tạng duy trì kỷ cương và cương lĩnh của Tăng-già, giáo giới và xiển minh ý chỉ Phật chế Tì-ni tạng, hành sự chất trực, nhu nhuyễn; hoằng dương giới đức và truyền thụ giới phẩm cho bốn chúng đệ tử, gồm xuất gia và tại gia.”(xem chú thích số 1)
Đọc hai chữ “Pháp tòa,” người viết bài này có cảm giác thật ấn tượng và sực nhớ đến hai chữ “Pháp tòa” thường được nhắc đến trong các Kinh điển. Cũng từ điều này làm cho người viết có suy đoán rằng Hiến Chương GHPGVNTN có thể cũng sẽ được tu chính với cách dùng từ ngữ mang đầy ý nghĩa Đạo Pháp.
Trong bản Công bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN cũng đã nhấn mạnh đến hoạt động của Giáo Hội như sau:
“Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương thể hiện bản thể thanh tịnh hòa hợp của Tăng-già, làm sở y cho bốn chúng đệ tử hành Đạo và hóa Đạo, tác Như Lai Sứ, hành Như Lai sự.
“Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương kế thừa sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Lịch đại Tổ Sư, kế thừa và phát huy lý tưởng phụng sự Dân tộc và nhân loại như đã được minh định bởi Hiến Chương của Giáo Hội, vì một đất nước thanh bình an lạc, vì một truyền thống nhân ái bao dung, vì một xã hội đạo đức tôn trọng phẩm giá của con người, tôn trọng các quyền tự do bình đẳng giữa người và người.”(xem chú thích số 1)
Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang đã viết trong Tâm Thư gửi cho Tăng, Ni và đồng bào Phật tử trong và ngoài nước được phổ biến vào ngày 24 tháng 9 năm 1992, lúc ngài còn là Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN và đang bị quản thúc tại Quảng Ngãi:
“Phật giáo Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử luôn luôn đứng về phía quần chúng bị áp bức, khổ đau để chống đối với cái ác, cái mê lầm, tham lam và tàn bạo.”(xem chú thích số 10, tr. 169)
Phật Giáo không chống đối chính quyền với ý định lật đổ chính quyền đó hay với tham vọng quyền bính thế tục. Phật Giáo chỉ chống lại “cái ác, cái mê lầm, tham lam và tàn bạo” của bất cứ thế lực chính trị nào áp đặt lên người dân. Khi người dân bị đối xử không bao dung, phẩm giá bị chà đạp, quyền tự do bình đẳng giữa người và người không được tôn trọng, thì một Giáo Hội tự nhận là đại diện cho quần chúng nhân dân bị áp bức đó phải lên tiếng. Sự lên tiếng trong các trường hợp này không thể được diễn dịch một chiều đầy thành kiến và ác ý là chống đối chính quyền hay là “phản động,” mà là một thái độ tự nhiên phải làm khi thấy người dân thấp cổ bé miệng bị đối xử tàn bạo. Theo truyền thống dân tộc Việt Nam, đó là hành động trượng nghĩa, phù hợp với luân thường đạo lý làm người.
Theo pháp lý quốc tế, đó là các quyền dân sự ắt phải có của người dân mà một khi chính quyền của nước đó đã ký tham gia thì phải bảo vệ các quyền đó cho người dân. Các quyền đó cũng đã được ghi trong Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 16 tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 23 tháng 3 năm 1976, mà trong đó có Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký tên chấp thuận tham gia, có nghĩa là cam kết tôn trọng, vào ngày 24 tháng 9 năm 1982.
Cho nên, GHPGVNTN có lên tiếng khi các quyền dân sự của người dân bị chà đạp thì cũng không nên bị kết án là chống chính quyền hay phản động. Đúng ra, chính quyền nên nhìn thấy mặt xây dựng tích cực đối với việc lên tiếng như thế, bởi vì có như vậy thì chính quyền mới biết mà sửa sai và người dân mới bớt khổ, và hệ quả tất yếu theo sau là chính quyền được lòng dân.
Từ các đoạn trích dẫn ở phần trên trong bản Công bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương cho phép người viết bài này dự đoán về hướng đi của GHPGVNTN sắp tới như sau: Thứ nhất là Viện Tăng Thống với hai Pháp Tòa Hoằng Pháp và Pháp Tòa Hoằng Giới sẽ là cơ quan lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN chỉ đạo về mặt hoằng dương Chánh pháp và mặt duy trì kỷ cương giới luật cho hai chúng xuất gia và tại gia. Thứ hai là Viện Hóa Đạo, theo danh xưng của Hiến Chương GHPGVNTN, bản tu chính vào ngày 12 tháng 12 năm 1973, sẽ là cơ quan điều hành các Phật sự trong nhiều lãnh vực như văn hóa, giáo dục, cư sĩ, thanh niên, từ thiện xã hội, v.v… Tất cả đều nhắm đến việc “công bố lý tưởng hòa bình của giáo lý Đức Phật” “để phục vụ cho nhân loại và dân tộc,” theo như Lời Mở Đầu của Hiến Chương GHPGVNTN.
GHPGVNTN, từ ngày thành lập vào tháng 1 năm 1964 đến nay, năm 2022, đã tồn tại 58 năm. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử theo vận nước nổi trôi, mà có lúc tưởng chừng như sức tàn lực kiệt, vì những chướng duyên từ bên trong hay bên ngoài, GHPGVNTN vẫn còn đó với dân tộc này. Đã có biết bao nỗ lực, âm mưu, kế hoạch, chính sách nhằm triệt hạ, GHPGVNTN vẫn còn đó trong chí nguyện và hoài bão của lịch đại Tổ Sư. GHPGVNTN còn tồn tại vì đó là Giáo Hội dân lập đứng trên lập trường Dân tộc và Đạo pháp thuần khiết.
GHPGVNTN tự thân hàm ngụ chí hướng xuất thế của Đức Phật và lịch đại Tổ Sư, dù hiện thân là một tổ chức tôn giáo nhập thế đi vào xã hội. Cho nên, GHPGVNTN bề ngoài là hình thức của cơ chế thế gian, nhưng nội hàm bên trong là thượng cầu Phật đạo và hạ hóa chúng sinh, tức thi thiết hạnh và nguyện của Bồ-tát đạo. Với bản thể như thế thì GHPGVNTN không thể tự đặt mình dưới sự sai khiến của bất cứ cơ cấu chính trị thế tục nào, bởi vì nếu làm như vậy thì Giáo Hội tự đánh mất mục tiêu cứu cánh xuất thế của mình.
Có thể có người nói rằng thì cứ xem như là phương tiện quyền xảo để hành đạo trong thời pháp nhược ma cường cũng nên! Thực tế bốn mươi năm có mặt của GHPGVN đã không cho người ta có thể suy nghĩ theo chiều hướng đó, mà ngược lại.
Cho nên, phục hoạt GHPGVNTN là nhu cầu cần thiết để duy trì một Giáo Hội truyền thống nằm trong lòng dân tộc và lịch sử hơn hai ngàn năm của Phật Giáo Việt Nam. Vị Giáo Phẩm mang trọng trách phục hoạt GHPGVNTN hiện nay là Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ dù thân mang trọng bệnh vẫn canh cánh bên lòng lời ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ để dựng lại Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo GHPGVNTN. Đồng thời Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ vì tiền đồ của Phật Giáo Việt Nam và vì sự sinh tồn của GHPGVNTN đã nỗ lực không ngừng thực hiện các Phật sự có ảnh hưởng lâu dài trong và ngoài nước để thúc đẩy sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam và tạo thuận duyên cho công cuộc phục hoạt GHPGVNTN. Tháng 5 năm 2021, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ khuyến thỉnh chư tôn đức Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử tại hải ngoại thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp để mở rộng công cuộc truyền bá Chánh pháp, đặc biệt nhắm đến giới trẻ, giữa thời đại khoa học kỹ thuật và truyền thông xã hội tiến bộ vượt bực. Cuối năm 2021, một Đại Hội của Hội Đồng Hoằng Pháp lần đầu tiên được tổ chức trên mạng qua Zoom quy tụ gần 500 đại biểu trên khắp thế giới.
Cũng qua Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp này, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ cùng Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát công bố việc thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời để kế thừa sự nghiệp phiên dịch Tam Tạng Kinh Điển của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng do Viện Tăng Thống GHPGVNTN thành lập vào tháng 10 năm 1973.
Khi Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, chọn Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ để ủy thác việc điều hành Viện Tăng Thống và khi thuận duyên thì dựng lại Hội Đồng Lưỡng Viện, ngài đã không tìm thấy ai khác có đủ tài năng, tầm vóc và phẩm đức ngoài Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
Quả đúng như thế. Khi được biết Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã được Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ ủy thác trọng trách của Giáo Hội vào ngày 14 tháng 5 năm 2019, Tăng, Ni và Phật tử các giới ở khắp nơi đều hoan hỷ tán trợ. Rồi mới đây, khi được biết Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã thỉnh mời một số vị Hòa Thượng nguyên là thành viên Viện Hóa Đạo được thỉnh cử trong Đại Hội Nguyên Thiều năm 2003 để thành lập Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương và cung thỉnh Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ lên ngôi vị Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN vào ngày 21 tháng 8 năm 2022 thì chư Tăng, Ni và Phật tử trong ngoài nước lại một lần nữa rất vui mừng và tán trợ.
Có lẽ mọi người đều biết rằng công cuộc phục hoạt GHPGVNTN còn nhiều gian nan và cần nhiều sự hỗ trợ của chư tôn đức Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử các giới trong và ngoài nước. Sự lên tiếng ủng hộ của chư tôn đức Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử là điều có thể làm được và cần làm bây giờ để tạo năng lượng tập thể thù thắng hầu chuyển hóa những chướng duyên thành thuận duyên cho công tác Phật sự trọng đại này, mà Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đang gánh vác.
Cầu nguyện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sớm phục hoạt.
(1) https://hoangphap.org/hoi-dong-giao-pham-trung-uong-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-thong-nhat-vien-tang-thong-tran-trong-cong-bo/
(2) https://uyennguyen.net/2020/05/31/29761/
(3) https://quangduc.com/a68013/di-ngon-le-tuong-niem-duc-truong-lao-hoa-thuong-thich-quang-do-ngay-18-04-2020
(4) https://quangduc.com/a68013/di-ngon-le-tuong-niem-duc-truong-lao-hoa-thuong-thich-quang-do-ngay-18-04-2020
(5) https://quangduc.com/a68013/di-ngon-le-tuong-niem-duc-truong-lao-hoa-thuong-thich-quang-do-ngay-18-04-2020
(6) https://hoangphap.org/tam-thu-15-uoc-nguyen-tang-gia-hoa-hop/
(7) https://thuvienhoasen.org/a38121/hanh-giao-hao-dai
(8) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/head-of-ba-vang-pagoda-appointed-as-deputy-head-of-buddhist-executive-board-of-quang-binh-province-08232022075650.html
(9) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/quang-inh-corrects-appointment-of-head-of-ba-vang-pagoda-as-deputy-executive-board-member-08252022081952.html
(10) Phật Giáo Việt Nam Biến Cố và Tư Liệu, Văn Phòng Thường Trực Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN/Hoa Kỳ, 1996, tr. 170.
Bản quyền thuộc Báo Hànộimới - Cơ quan chủ quản: Thành ủy Hà Nội
Giấy phép số 69/GP-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 20/02/2023.
Địa chỉ: 44 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
ĐT: (024) 38253067 – 39287445
TỔ ĐÌNH ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ MỪNG ĐẠI LỄ
KỶ NIỆM NGÀY KHAI SÁNG ĐẠO PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Hằng năm, cứ đến ngày 18 tháng 5 âm lịch, người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nơi nơi đều háo hức chào mừng Đại lễ kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo. Vào mùa đại lễ, trong nhà, ngoài phố, nhất là tại các điểm lễ dường như khoác lên mình chiếc áo mới, vừa trang nghiêm, vừa ấm áp, điểm xuyết nét tươi tắn. Năm nay, Tổ đình Đức Huỳnh Giáo Chủ càng nổi bật hơn, cách điệu những hình tượng mà Đức Thầy đã đề cập trong Sấm giảng Thi văn.
Chờ chúng sanh niệm Phật chí tâm.”Một cổng chào khá to đã được dựng lên cặp theo hàng rào nhìn ra mặt lộ. Nét sáng tạo mới và cũng là đặc trưng của Tổ đình năm nay là pa nô thiết kế theo hình dáng cổng tam quan lợp ngói âm dương thật hoành tráng được trang trọng đặt trong sân Tổ đình phía sau cột cờ nước và cờ đạo. Bên dưới cổng, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cử động được, cưỡi rồng xanh uốn lượn trong mây trông thật sinh động. Song song với hình tượng thanh long là một chiếc thuyền bát nhã. Chếch ra đằng sau về phía trái, bức tranh Tam thế Phật và Chư tiên ngự tòa sen cùng các tín đồ đang niệm Phật gợi lên nội dung câu giảng của Đức Thầy:
Chờ chúng sanh niệm Phật chí tâm.”
Dù vài ngày nữa mới đến ngày chánh lễ, nhưng khách thập phương đã tập trung về khá đông. Nhà ăn lúc nào cũng đông khách, nói cười thật là rôm rả. Lương thực, thực phẩm các nơi cứ liên tục chuyển về ủng hộ để chuẩn bị phục vụ bà con. Một trong những thuận lợi lớn của Tổ đình là được chính quyền quan tâm hỗ trợ nhiều mặt, nhất là về an ninh, trật tự.
Bửa cơm chay thấm đậm nghĩa tình
Cô Tư, người đứng đầu Ban Phụng tự Tổ đình rất vui và xúc động trước tấm lòng hướng về cội nguồn của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Cô cho biết: Cô và Ban Phụng tự Tổ đình nguyện đem hết sức mình phục vụ tốt đường hướng “Vì Đạo pháp, vì Dân tộc”.
Ban Đại diện PGHH TP.HCM mừng Đại lễ 18/5
Tháng năm về, hòa cùng niềm vui của những người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cả nước nói chung cũng như 17 tỉnh thành có tổ chức Giáo hội PGHH trải dài từ Cà Mau đến tỉnh Bình Định nói riêng, cả tín đồ PGHH ở nước ngoài cùng một lòng nao nức đón mừng mùa khai đạo mới.
Quang cảnh Đại lễ 18/5 tại Tp. Hồ Chí Minh
Sáng ngày 01/7/2018 (nhằm ngày 18/5 Mậu Tuất), Ban Đại diện Giáo hội PGHH TP. Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 79 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (18/5 Kỷ Mão - 18/5 Mậu Tuất).
Ông Huỳnh Trọng Hai – Phó Trưởng ban Ban Đại diện PGHH TP. Hồ Chí Minh thông qua diễn văn tuyên bố khai mạc Đại lễ
Đến dự lễ có các quan khách đại diện chính quyền, MTTQVN, các ban ngành đoàn thể các cấp; các tôn giáo bạn; các vị Trị Sự viên; chức việc Ban Đại diện PGHH TP.HCM, các tỉnh lân cận cùng đông đảo tín đồ PGHH trong và ngoài địa phương.
Ông Đỗ Trung Tín – Phó Chủ tịch UBMTTQVN TP. HCM đọc thư chúc mừng của Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Trần Thanh Mẫn nhân Đại lễ kỷ niệm 79 ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo
Bà Đỗ Thị Ngọc Duyên – Chuyên viên Vụ công tác Tôn giáo Phía Nam đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ tặng hoa chúc mừng Đại lễ
Bà Quách Thị Liên Hai – Phó Trưởng phòng Dân tộc Tôn giáo thay mặt Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM tặng hoa chúc mừng Đại lễ
Đại diện Ban Tổ chức nhận hoa và quà chúc mừng của UBMTTQVN TP.HCM
Ông Nguyễn Văn Lượng – Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo TP.HCM tặng hoa chúc mừng Đại lễ
Thượng tọa Thích Tâm Chơn - Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng hoa chúc mừng Đại lễ
Ông Nguyễn Văn Lộ - Trưởng ban Ban Trị sự Bửu Sơn Kỳ Hương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tặng hoa chúc mừng Đại lễ
Nhân dịp này, Ban Đại diện PGHH TP.HCM trao 271 suất học bổng “Hương sen Hòa Hảo” trị giá 195 triệu đồng cho các em học sinh THCS và THPT là con em tín đồ PGHH có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đạt thành tích học tập giỏi.
Đại diện Ban Tổ chức trao học bổng “Hương Sen Hòa Hảo” cho các em học sinh
Em Nguyễn Vũ Duy – Học sinh lớp 10A4 Trường THPT Thanh Bình, quận Tân Bình, TP.HCM đại diện các em học sinh nhận học bổng “Hương Sen Hòa Hảo” nguyện hứa sẽ cố gắng không ngừng học tập thật tốt và tu rèn đạo đức bản thân để trở thành người công dân hữu dụng cho đất nước, một người tín đồ PGHH thuần thành làm sáng danh đạo, rạng danh Thầy
Ông Trịnh Văn Sang – Phó Trưởng ban Ban Đại diện PGHH TP.HCM thông qua tâm thư của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH
Quan khách và đồng đạo thực hiện nghi thức tôn giáo bế mạc Đại lễ
The Vietnam Buddhist Sangha (abbreviated as VBS, Vietnamese: Giáo hội Phật giáo Việt Nam) is the only Buddhist sangha recognised by the Vietnamese government, and a member of the Vietnamese Fatherland Front. It was founded after Vietnam's Buddhist Convention at Quán Sứ Pagoda on November 7, 1981, to unify Buddhist activities of Vietnamese monks, nuns and lay followers. The head of this sangha since 2021, the Most Venerable Thích Trí Quảng, is the acting Supreme Patriarch[2] following the Most Venerable Thích Phổ Tuệ, who died on October 21, 2021, at the age of 105
Đại hội Đại biểu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo lần thứ V, nhiệm kỳ 2019-2024
Sáng ngày 5/6/2019, Đại hội Đại biểu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cấp toàn đạo lần thứ V, nhiệm kỳ 2019-2024 đã trọng thể khai mạc tại An Hòa Tự, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ông Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Tiếc Hùng, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang đến dự và phát biểu tại Đại hội.
Đại hội Đại biểu tín đồ PGHH cấp toàn đạo lần V, nhiệm kỳ 2019 – 2024 diễn ra trọng thể với sự tham dự của 831 đại biểu tín đồ và đông đảo đại biểu khách mời
Đại biểu chào cờ và cử hành nghi thức tôn giáo
Đại hội còn vinh dự đón tiếp ông Võ Văn Thiện, Trưởng ban Công tác phía Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Đại tá Hồ Văn Mười, Cục phó Cục An ninh nội địa, Bộ Công an; Đại tá Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng Dân vận Bộ Tư lệnh Quân khu 9; ông Nguyễn Văn Thạnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang; ông Trương Hoàng Trọng, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang; ông Lê Nguyên Châu, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban tôn giáo tỉnh An Giang; Đại tá Lê Văn Tiến, Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang; Đại tá Lê Thanh Tâm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang; đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, ban ngành, đoàn thể 22 tỉnh, thành phố có tổ chức Giáo hội và chưa có tổ chức Giáo hội; đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, ban ngành, đoàn thể 11 huyện thị, thành phố trong tỉnh An Giang; đại diện các tôn giáo bạn, Mạnh Thường Quân và 831 đại biểu tín đồ đến từ các tỉnh, thành trong nước.
Ông Võ Văn Thiện, Trưởng ban Công tác phía Nam, UBTƯ MTTQ Việt Nam trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Ông Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Đại tá Hồ Văn Mười, Cục phó Cục An ninh nội địa, Bộ Công an trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Đại tá Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng Dân vận Bộ Tư lệnh Quân khu 9 trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Ông Nguyễn Văn Thạnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang trao lẵng hoa chúc mừng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Bà Đặng Thị Mỹ Cẩm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Đồng Tháp trao lẵng hoa và quà chúc mừng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Đồng Tháp cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Bà Lê Thị Vệ, Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Kiên Giang trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Ông Lê Hùng Yên, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo thành phố Cần Thơ trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Đại diện lãnh đạo UBMTTQVN thành phố Hồ Chí Minh trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Ông Mạc Hồng Quân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Vĩnh Long trao lẵng hoa chúc mừng của Ban Tôn giáo và UBMTTQVN tỉnh Vĩnh Long cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Đại diện lãnh đạo Ban Tôn giáo và UBMTTQVN tỉnh Hậu Giang trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Ông Võ Tấn Đức, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Ông Phạm Ngọc Thành, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Bến Tre trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Bà Trần Diệu Hiền, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Cà Mau trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Ông Dương Hoàng Bảo Ngọc, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Đại diện lãnh đạo Ban Dân vận và Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Long An trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Ông Lâm Phước Trung, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phú Tân tặng tranh cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Hòa thượng Thích Huệ Tài, Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Ông Nguyễn Hữu Dư, Phó Trưởng ban Ban Đại diện Hội thánh Cao đài Ban Chỉnh tỉnh An Giang trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Ông Lê Phụng, Trưởng ban Ban Trị sự Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam tỉnh An Giang (trái) trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Ông Bùi Văn Đương, Phó Trưởng ban Phụng tự Tổ đình Đức Huỳnh Giáo Chủ (trái) trao lẵng hoa chúc mừng cho Đại diện Ban Trị sự Trung ương
Ông Nguyễn Văn Lượng thay mặt Đoàn Chủ tịch báo cáo kết quả kỳ họp lần thứ nhất của Ban Trị sự Trung ương nhiệm kỳ V về việc phân công chức vụ cho các trị viên
Theo báo cáo trình bày tại Đại hội cho biết: Trong nhiệm kỳ qua, tuy cũng có lúc, có nơi, một số vấn đề mới phát sinh, gây tâm lý bức xúc băn khoăn trong một bộ phận tín đồ, chức việc, nhân viên về các biểu hiện lệch tôn chỉ, giáo lý, về đoàn kết nội bộ ..., nhưng xét toàn cục và tổng thể, thành tựu của các chương trình đạo sự trong năm năm qua, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Ban Trị sự Trung ương là to lớn; vị trí của tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo được nâng lên; dư luận xã hội đồng tình và đánh giá cao tâm huyết của người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đối với các thành quả đạo sự từ thiện góp phần ổn định an sinh xã hội, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Nguyễn Huy Diễm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH nhiệm kỳ V (2019 - 2024) báo cáo kết quả hoạt động đạo sự nhiệm kỳ IV (2014-2019) và chương trình đạo sự nhiệm kỳ V (2019 - 2024) của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH
Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã từng bước xác lập mối quan hệ phối hợp, bình đẳng trong tư cách pháp nhân với chính quyền, các tổ chức xã hội, đoàn thể, tôn giáo bạn trong khuôn khổ Hiến chương của Giáo hội và pháp luật Nhà nước, vì mục tiêu chung, xây dựng Tổ quốc Việt Nam cường thạnh, hội nhập bình đẳng vào khu vực và thế giới. Nội lực trong toàn thể tín đồ từng địa phương, cơ sở trong tu học và "thực hành trên thiệt tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh" từng bước được phát huy.
Tổ chức Giáo hội được mở rộng. So với nhiệm kỳ I (1999 - 2004) chỉ có 257 Đại diện và trợ lý đạo sự thì nay có 400 Ban Trị sự cơ sở ở 400 xã, phường, thị trấn trong 17 tỉnh, thành phố, từ cực Nam ở tỉnh Cà Mau tới huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) ra miền Trung đến Bình Định. Nhân sự được bổ sung và tăng cường, được tập huấn cơ bản về nghiệp vụ hành chính của đạo, nâng cao kiến thức quốc phòng an ninh, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, đủ số lượng đáp ứng yêu cầu công việc; một bộ phận không ít Trị sự viên, chức việc, nhân viên có nỗ lực tu học, phấn đấu học tập, tự vươn lên, được nêu gương trong các phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, các phong trào thi đua yêu nước do Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc các cấp phát động. Thực tế cho thấy, nơi nào có tổ chức Ban Trị sự cơ sở là nơi đó các hoạt động đạo sự và việc tu hành của tín đồ được hướng dẫn theo đúng tôn chỉ giáo lý của Đức Thầy và đường hướng hành đạo của Giáo hội, tín đồ được hướng dẫn đóng góp nhiều hơn cho các công tác từ thiện - nhân đạo xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo chương trình, mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hạn chế những biểu hiện sai lệch tôn chỉ giáo lý, giữ vững ổn định trật tự, xã hội tại địa bàn.
Ông Nguyễn Tấn Đạt tiếp tục được Đại hội tín nhiệm, suy cử làm Trưởng ban Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH nhiệm kỳ V (2019 - 2024)
Hoạt động từ thiện - xã hội thể hiện ngày càng rõ rệt, là nét đặc trưng trong giáo pháp học Phật tu Nhân PGHH, vừa giúp đời vừa trả ơn đồng bào nhân loại, là hoạt động xương sống của Bốn chương trình đạo sự trọng tâm. Con số quy ra tiền kết quả các công trình phúc lợi xã hội, nếu ở nhiệm kỳ I là 22 tỷ đồng (tính số tròn) thì nhiệm kỳ IV là trên 2.000 tỷ đồng, tăng gấp gần 100 lần.
Ngoài các hoạt động đã có truyền thống, từ năm 2010 đến nay đã phát triển thêm một số mô hình mới, cụ thể hoá phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Các mô hình đó là xây cầu bê tông, cốt thép, bê tông hóa lộ nông thôn, tổ chức bếp ăn khuyến học, bếp ăn cho người nghèo, người khó khăn ở các tỉnh, thành phố bằng nguồn vốn do tín đồ và Mạnh Thường Quân đóng góp, Ban Trị sự cơ sở làm chủ đầu tư trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện. Thành quả của các mô hình nầy đã đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng học tập của học sinh, mà đa số là học sinh nghèo, mở ra triển vọng tốt đẹp cho việc nâng cao mặt bằng dân trí ở những địa bàn xa trung tâm đô thị, thành phố.
28 Trị Sự viên Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH nhiệm kỳ V (2019 – 2024) ra mắt, hứa hẹn, nhận nhiệm vụ trước Đại hội
Ông Nguyễn Tấn Đạt, Trưởng ban Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH trao Tuyên dương và tặng quà lưu niệm cho các trị sự viên không tái cử nhiệm kỳ V
Hoạt động phổ truyền giáo lý được mở rộng với bốn phương thức để đáp ứng sự mong mỏi của bà con tín đồ. Bốn phương thức đó gồm: 1. Thuyết giảng giáo lý trong và ngoài cơ sở thờ tự: có 40/49 chùa đăng ký thuyết giảng định kỳ với 2.283 lần, khoảng 251.130 lượt người tham dự, ở nơi làm việc của Ban Trị sự và nhà tín đồ tổ chức 7.242 lần, số người tham dự khoảng 1 triệu người; 2. Thuyết giảng tại các điểm lễ 18/5 và 25/11 âl với gần 2.500 điểm lễ tổ chức thuyết giảng với khoảng 300.000 lượt người tham dự; 3. Mở 131 Lớp Bồi dưỡng giáo lý căn bản PGHH với 12.403 học viên tham gia dự học (nhiệm kỳ I chỉ mở 30 lớp); 4. Nghiên cứu chú giải giáo lý Phật giáo Hòa Hảo và tận dụng các phương tiện truyền thông như in ấn kinh, sách, băng, đĩa, phụng tạo trần dà, đồ dùng việc đạo; Tạp chí Hương sen, trang Website Phật giáo Hòa Hảo…
Mô hình tổ chức thuyết giảng ở vùng Núi Cấm đã được thể nghiệm, đạt hiệu quả nhất định đối với một bộ phận du khách là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo về Bảy Núi tham quan, du lịch. Nhiệm kỳ IV tổ chức thuyết giảng được 240 lần, số người tham dự khoảng 19.200 người (Trung bình 48 lần/năm; 80 người dự nghe/ 1 lần thuyết).
Trong điều kiện nguồn kinh phí eo hẹp, tự cấp, tự cung, chỉ một tấm lòng lo Đạo, lực lượng giáo lý viên ít mà trong năm năm đã thuyết giảng trên 10.000 lượt, với khoảng 1 triệu người dự. Biên tập, phát hành 20 kỳ Tạp chí Hương sen, trên 562.000 người truy cập trang Website Phật giáo Hòa Hảo; in ấn phát hành hàng trăm ngàn chân dung Đức Thầy, Sấm giảng, Thi văn giáo lý, Tôn chỉ hành đạo, đĩa tiếng, đĩa hình; khuôn trần dà và đồ dùng việc đạo. Những con số trên so với nhiệm kỳ III là vượt trội, khẳng định bước tiến vững chắc của công cuộc truyền bá giáo lý.
Hoạt động kiểm soát và giữ gìn sự trong sáng của giáo lý chân truyền cũng được quan tâm và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Đó là việc kiểm soát các tổ chức trực thuộc hệ thống Giáo hội, trong việc tuân thủ tôn chỉ, giáo lý, chấp hành nghiêm Hiến chương Giáo hội và những qui định của pháp luật Nhà nước. Trong năm năm, tuỳ tình hình có lúc, có nơi, có vụ việc phức tạp xảy ra như các biểu hiện hành vi, cử chỉ, lời nói ảnh hưởng đến sự đoàn kết nội bộ, mối quan hệ đạo - đời… Ban Trị sự Trung ương đã kiên trì giải thích, thuyết phục trên cơ sở tinh thần bao dung, độ lượng và bình tĩnh để tìm ra các giải pháp khả thi. Việc giữ gìn sự trong sáng của giáo lý chân truyền đã có chuyển biến tích cực, góp phần đoàn kết nội bộ, đoàn kết đạo - đời.
Ngoài Bốn chương trình đạo sự trọng tâm, các đạo sự phụ trợ khác như văn thư hành chính, tài chính, giáo sản, công tác quản lý điều hành Ban Quản tự các chùa PGHH… có chuyển biến tốt, phục vụ thường xuyên, bảo đảm cho các chương trình đạo sự trọng tâm và sự điều hành của Ban Trị sự Trung ương, Ban Đại diện tỉnh, TP, Ban Trị sự cơ sở được tiến hành xuyên suốt.
Ông Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu tại Đại hội
Trong xu thế phát triển của đất nước và cuộc sống lao động hòa bình của toàn dân, hệ thống Giáo hội và toàn thể tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nhiệm kỳ tới vẫn kiên định đường hướng “Vì Đạo pháp, vì Dân tộc”, với 4 chương trình đạo sự trọng tâm tiếp tục phát huy cả về số lượng và chất lượng thành quả đã đạt được, trong đó lấy hoạt động phổ truyền chánh pháp làm trọng tâm, công tác tổ chức nhân sự làm nòng cốt, củng cố, có phát triển, kiện toàn hệ thống Ban Trị sự, phát huy nội lực của tín đồ; giữ gìn sự trong sáng của giáo lý chân truyền làm hàng đầu để đẩy mạnh các hoạt động từ thiện xã hội góp phần cùng các tôn giáo và các tầng lớp nhân dân cả nước chung tay xây dựng thành công một Tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ông Nguyễn Tiếc Hùng, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang phát biểu tại Đại hội
1. Tiếp tục phổ truyền giáo lý, góp phần phát huy giá trị đạo đức và tinh hoa văn hóa dân tộc, qua đó nâng dần nhận thức, thái độ, hành vi, đoàn kết một lòng, củng cố niềm tin của toàn đạo vào tiền đồ tươi sáng của đất nước, đạo pháp và dân tộc.
Hoạt động phổ truyền giáo lý phải được cải tiến để phù hợp với thời đại, với trình độ dân trí ngày được nâng cao, với công nghệ thông tin ngày càng phát triển của nhân loại. Kết hợp hài hòa truyền bá giáo lý, các hoạt động nghiên cứu và in ấn, phát hành đáp ứng được nhu cầu tu học cho tín đồ để xiển dương chánh pháp chân truyền của Đức Huỳnh Giáo Chủ, góp phần phát huy giá trị đạo đức và tinh hoa văn hóa dân tộc.
Các Tiểu ban, bộ phận trực thuộc Ban Phổ truyền giáo lý BTS.TƯ phải được tập huấn chuyên môn và nghiệp vụ.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo lý viên thông qua hội giảng, hội thảo các đề tài trong giáo lý PGHH. Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức phổ thông, kỹ năng viết, nói trên diễn đàn và rút kinh nghiệm nâng trình độ thuyết giảng của giao lý viên.
2. Đẩy mạnh các hoạt động từ thiện – xã hội, thực hiện phước lợi cho toàn thể chúng sinh.
Mở rộng quy mô và giữ ổn định các loại hình hoạt động truyền thống, có kế hoạch huy động nguồn lực cho những loại hình mới, phù hợp như: Vận động quỹ học bổng cho các học sinh nghèo hiếu học; từng bước xây dựng củng cố, nâng chất các hoạt động phối hợp với chữ thập đỏ, hội khuyến học, hội bảo trợ bệnh nhân nghèo và người tàn tật, nhân rộng và phát huy các tổ xây dựng cầu, cất nhà đại đoàn kết...
Phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các tổ chức chính trị, xã hội ở điạ phương cùng cấp các hoạt động đem lại phúc lợi cho nhân sinh, cho xã hội, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước như: Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phòng chống các tệ nạn xã hội; chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông; hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
3. Tiếp tục củng cố có phát triển, kiện toàn tổ chức, phát huy nội lực để xiển dương chánh pháp theo đường hướng “Vì Đạo pháp, vì Dân tộc”.
Về tổ chức, có kế hoạch mở rộng hệ thống Giáo hội ở những nơi có đông tín đồ có nhu cầu. Tiếp tục thành lập nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung, mở rộng đi đôi với củng cố, nâng dần trí đạo của Trị sự viên các cấp, chức việc, nhân viên về giáo lý, giáo luật, lễ nghi của đạo và đạo sự hành chính cũng như pháp luật của Nhà nước.
Củng cố bộ máy, nâng chất các hoạt động đạo sự: Mở lớp Hành chính đạo sự; xây dựng một hệ thống văn bản đạo quy có cơ chế để vận hành bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của tín đồ; mọi chương trình hoạt động đạo sự đều phải được thực hiện bằng kế hoạch với các biện pháp cụ thể, khoa học, vừa sức, thích ứng cho từng thời kỳ. Tổ chức tốt các ngày lễ trọng của đạo 18/5 và 25/11 âl.
Vừa củng cố, nâng chất lượng hoạt động của các Ban Đại diện tỉnh, thành phố và Ban Trị sự cơ sở hiện có, vừa mở rộng tổ chức ở những nơi có đông tín đồ theo qui định của pháp luật.
Tiếp tục và hoàn thành xây dựng khu vực mở rộng chùa An Hòa Tự, đáp ứng nhu cầu, tín ngưỡng tâm linh của tín đồ và sự chiêm ngưỡng của khách hành hương.
4. Chấn hưng và giữ gìn sự trong sáng vốn có của nền đạo, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, đáp ứng sự phát triển Giáo hội trong giai đoạn mới.
Lấy kiểm soát việc thực hiện các chương trình hoạt động của các Ban chuyên ngành BTS.TƯ và Ban Trị sự các cấp theo Hiến chương Giáo hội làm trọng tâm, lấy việc tích cực phát hiện để đẩy lùi các biểu hiện lệch tôn chỉ hoặc lợi dụng danh nghĩa đạo vi phạm Hiến chương, đường hướng hành đạo làm mục tiêu hàng đầu.
Kiểm tra định kỳ hằng quý và kiểm tra đột xuất, điều chỉnh và nâng dần chất lượng, hiệu quả hoạt động. Hoàn chỉnh Quy chế khen thưởng, tuyên dương công đức và kỷ luật.
Tổ chức triển khai, phổ biến sâu rộng đường hướng của BTS.TƯ trước những hiện tượng tiêu cực; phát hiện kịp thời, ngăn ngừa có hiệu quả và chấn chỉnh các biến tướng, sai lệch tôn chỉ hành đạo, Hiến chương và luật pháp, các biểu hiện gây mất đoàn kết trong nội bộ tín đồ và ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc.
5. Quản lý thống nhất tài chính và giáo sản.
Ban Tài chính BTS.TƯ thống nhất quản lý tài chính và giáo sản của Giáo hội, kể cả xây dựng trụ sở; quyết định phân cấp quản lý từng loại quỹ và giáo sản theo những nguyên tắc và quy định cụ thể, bảo đảm giữ gìn tốt, sử dụng đúng mục đích, phục vụ có hiệu quả cho các chương trình đạo sự do BTS.TƯ, Ban Đại diện tỉnh, thành phố và BTS cơ sở đề ra.
6. Bảo đảm vận hành và thông tin thông suốt.
Bảo đảm các nguyên tắc làm việc và vận hành bộ máy hành chính trong hệ thống Giáo hội để bảo đảm thông tin thông suốt 2 chiều từ Trung ương về cơ sở và từ cơ sở về Trung ương, từng bước thông tin điện tử 2 chiều.
Quản lý tốt về văn thư hành chính phục vụ đạo sự, tại địa phương.
7. Đối với các Ban Đại diện tỉnh, thành phố: đảm bảo về số lượng và chất lượng, hoạt động có hiệu quả, là bộ phận giúp việc Trung ương đặt tại tỉnh, thành phố hướng dẫn các BTS cơ sở thực hành tốt các hoạt động đạo sự.
8. Hoạt động Tạp chí Hương sen, trang Website, Tổ thời sự, Tin học văn phòng có mục tiêu, giải pháp cụ thể để nâng tầm phục vụ.
9. Việc xây dựng trụ sở, thực hiện theo hướng dẫn của BTS.TƯ ở nơi có đủ điều kiện nhằm ổn định nơi làm việc và hoạt động tôn giáo của tổ chức Đạo.
10. Triển khai đề án xây dựng và đưa vào hoạt động trường Trung cấp PGHH để đào tạo giáo lý viên, Trị sự viên, chức việc trong hệ thống Giáo hội nắm vững tôn chỉ, giáo lý, Hiến chương Giáo hội và chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo nói chung và PGHH nói riêng, đáp ứng tốt các hoạt động đạo sự.
Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.
%PDF-1.4 %âãÏÓ 3 0 obj << /Producer (PDF-XChange 4.0.162.0 [ABBYY] \(Windows XP Professional Service Pack 3 \(Build 2600\)\)) /Title (Thong Nhat Phat giao Viet Nam) /Author (Do Trung Hieu) /Keywords (\r\n) /Creator (Que Me: Action for Democracy in Vietnam) /CreationDate (D:20120202100129+01'00') >> endobj 5 0 obj << /Type /XObject /Subtype /Image /Width 1962 /Height 415 /BitsPerComponent 8 /ColorSpace /DeviceRGB /Length 90111 /Filter [/FlateDecode /DCTDecode] >> stream xÚìüe\]K³/ŒN$