Làng đúc đồng Phước Kiều là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng trong số những làng nghề truyền thống của đất Quảng.Đi dọc theo quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Điện Phương, dọc hai bên đường du khách có thể nhìn thấy rất nhiều các cửa hàng trưng bày rất nhiều sản phẩm của làng nghề.
Làng đúc đồng Phước Kiều là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng trong số những làng nghề truyền thống của đất Quảng.Đi dọc theo quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Điện Phương, dọc hai bên đường du khách có thể nhìn thấy rất nhiều các cửa hàng trưng bày rất nhiều sản phẩm của làng nghề.
Làng Đúc nằm ở ven bờ nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên lên phía Long Thọ, cách thành phố Huế khoảng 3km về phía Tây nam, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam.
Làng đúc đồng ở Huế ra đời có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc thời Chúa Nguyễn, từ đầu thế kỷ 17. Theo gia phả của dòng họ Nguyễn – Kinh Nhơn, thủy tổ của nghề này là cụ Nguyễn Văn Lương, quê làng Đồng Xá, Siêu Loại (tỉnh Bắc Ninh ngày nay), khi xây dựng Huế thành Kinh đô, các chúa Nguyễn đã trưng tập thợ khéo cả nước về đây làm những công trình, vật dụng phục vụ nhu cầu của cung đình.
Làng đúc đồng ở Huế xưa kia là làng Dương Xuân, hầu hết dân làng làm nghề đúc đồng nên từ lâu quen gọi là Phường Đúc (hay Phường thợ đúc). Phường đúc gồm có 5 xóm là: Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh, Giang Tiền nhưng chỉ có Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng.
Làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng đã có hàng trăm năm truyền đời. Xưa kia sản phẩm chủ yếu của làng nghề là lưỡi cày và một số sản phẩm dân dụng khác, được tạo ra từ việc thổi lò bằng ống hơi và đẩy bằng tay trong các hộ gia đình.
Năm 1938 có một con tàu ngoại quốc vào “ăn hàng” tại cảng Hải Phòng và bị hỏng bộ phận giữ thăng bằng đuôi, gọi là “con rùa đối trọng”, nặng khoảng 1 tấn. Nhận được thông tin này, bằng lòng say mê lao động và kinh nghiệm bao năm trong nghề, chủ lò của làng đã xin mẫu về đúc thử. Các bễ nấu trong làng được tập trung thành 8 lò nổi lửa liên tục.
Dưới bàn tay những người thợ lành nghề cùng với sự đồng tâm, hiệp lực của những người thợ, “con rùa đối trọng” hiện hữu trước sự ngỡ ngàng của cả chủ lẫn khách. Nghề đúc Mỹ Đồng từ đó mà vang xa.
Làng nghề Đại Bái thuộc địa phận xã Đại Bái huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Làng nghề xuất hiện lâu đời, từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta tuy nhiên, Đại Bái chỉ thực sự phát triển mạnh từ triều Lý với công đầu trong việc phát triển làng nghề này thuộc về Thái úy Nguyễn Công Truyền. Ông là người đã sáng tạo ra nghề gò đồng và truyền dạy lại cho con cháu. Sau khi ông mất, nhân dân nơi đây đã lập đền thờ và vinh danh ông là ông tổ nghề.
Ngày nay, qua hơn 1000 năm phát triển, đúc đồng Đại Bái nổi tiếng khắp cả nước và còn được nhiều du khách nước ngoài biết tới như là cái nôi của nghề đúc đồng Việt. Ở Đại Bái, chúng ta thấy có sự chuyên môn hóa sản xuất rất chặt chẽ. Các công đoạn riêng biệt đạt tới độ chuyên môn cao, mang bí quyết gia truyền riêng biệt.
Đến với Đại Bái, ta sẽ thấy hàng loại những sản phân vô cùng tinh xảo, độc đáo như đồ đồng thờ cúng, tranh đồng, trống đồng hay những bức tượng đồng và đồ đồng phong thủy….
Có thể một số trong chúng ta sẽ thắc mắc rằng: những sản phẩm này thì có thể tìm thấy ở bất kỳ làng nghề nào dù lớn hay nhỏ nhưng nếu bạn là người hiểu Đại Bái thì sẽ thấy ở nó toát lên một nét “ hồn Đại Bái” mà không một sản phẩm nào khác có thể làm được. Hơn thế nữa, sản phẩm đồng Đại Bái còn mang giá trị thẩm mĩ rất cao được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Nghề đúc đồng làng Chè – Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa xưa nay vốn nổi tiếng với nhiều sản phẩm tinh xảo như trống đồng, chiêng đồng, đồ thờ, lư hương, con giống…được làm bởi những nghệ nhân tài hoa, yêu nghề và cần cù lao động. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nghề đúc đồng làng Chè vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng mà không nơi nào sánh được.
Làng Trà Đông, xưa kia gọi là Sơn Trang, tên nôm là Kẻ Chè, một vùng đất cổ cách tỉnh lỵ Thanh Hóa 12 km về phía Tây Bắc, nằm trong địa vực của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. 20 năm cuối thế kỷ XX, làng nghề đúc đồng Trà Đông trở nên sa sút vì hàng hóa không cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp cùng loại.
Tuy nhiên, nhờ tâm huyết của những nghệ nhân còn yêu nghề tiếc nghề, nghề đúc đồng Trà Đông dần được khôi phục. Các sản phẩm làm ra vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng mà không nơi nào sánh được và mới đây, nghề đúc đồng làng Trà Đông đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nằm cách Hà Nội chừng 30km về phía Đông Nam, làng Lộng Thượng, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên được biết đến với nghề đúc đồng truyền thống. Các sản phẩm của làng được đúc tinh xảo đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước.
Không nhộn nhịp như làng Đại Bái, không tiếng tăm như làng Ngũ Xã, các sản phẩm đúc đồng Lộng Thượng mang dấu ấn và tiếng nói riêng. Thời điểm những năm 1990 xã Đại Đồng có 4 làng nghề đúc đồng, gồm: Văn Ổ, Xuân Phao, Lộng Thượng, Bùng Đông. Tuy nhiên, thợ làng Lộng Thượng có tay nghề cao hơn cả và vẫn giữ nghề cho đến ngày nay.
Ngày nay qua nhiều thăng trầm của lịch sử, làng đúc đồng Lộng Thượng không còn giữ được vị trí độc tôn như thời kì hoàng kim Lê- Trịnh nhưng vẫn còn đó những nét truyền thống rất riêng biệt. Nếu như ngày xưa Lộng Thượng chuyên sản xuất chuông và hạc thì nay sản phẩm đã có sự đa dạng hơn rất nhiều với những đỉnh, vạc, lư hương,…
Những năm gần đây, với sự xuất hiện của lớp nghệ nhân trẻ tài năng, làng nghề Lộng Thượng đang có sự hồi sinh mạnh mẽ để tìm lại thời kỳ vàng son đã qua.
Từng là làng nghề đúc đồng nổi tiếng bậc nhất kinh thành Thăng Long, làng đúc đồng Ngũ Xã nay chỉ còn lại đúng 2 gia đình theo nghề. Hầu hết người dân ở đây đều đã chuyển đi nơi khác sinh sống hoặc phải bỏ nghề để chuyển sang nghề khác. “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”
Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã (quận Ba Đình, Hà Nội) từng nổi tiếng cả trong và ngoài nước về nghệ thuật đúc đồng. Nói đến Ngũ Xã, người xưa nghĩ ngay đến nghề đúc tiền, đúc chuông, và những sản phẩm thờ tự thiêng liêng như Quan Thánh đền Trấn Vũ, Adida chùa Thần Quang, thánh Mẫu…
Điểm nổi bật của làng nghề là những sản phẩm đồng đúc liền khối với đủ mọi kích cỡ từ nhỏ đến lớn và cực kỳ lớn. Sản phẩm nổi bật nhất của làng nghề có lẽ là pho tượng Phật A Di Đà đặt tại chùa Ngũ Xã. Đây là bức tượng bằng đồng có khối lượng lớn thứ 2 Việt Nam.
Các sản phẩm đồng của làng Ngũ Xã làm ra luôn tạo được sự khác biệt với các sản phẩm nơi khác. Đó là “màu mắt cua” của đồng mà không phải làng đúc đồng nào cũng làm được. Đây là kết quả của việc kết hợp đồng, nhôm, chì theo một tỉ lệ chuẩn mực và bí truyền. Chính vì thế sản phẩm đồng Ngũ Xã không bị rỗ, bị phai, để hàng trăm năm vẫn bền vững như vậy.
Từ xưa làng nghề Ngũ Xã đã rất nổi tiếng cả trong và ngoài thành Thăng Long nhờ kỹ thuật đúc tượng đồng, trống đồng, đồ thờ bằng đồng, chuông đồng, tranh đồng với những nét tinh hoa bậc nhất. Huệ Chiến cũng đã từng tham quan và học hỏi kinh nghiệm của những người thợ tại làng Ngũ Xã.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử những sản phẩm đúc đồng của làng Ngũ Xã trước đây và cả hôm nay vẫn khẳng định được sự tinh xảo, tính nghệ thuật và thể hiện được tâm hồn của những nghệ nhân của kinh thành Thăng Long xưa và nay. Nhiều tác phẩm đã được coi là kiệt tác của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam.