Phát triển các trang trại nông nghiệp sinh thái gắn với hoạt động du lịch là một xu thế tất yếu để đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng ngày một cao của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hầu hết các trang trại nông nghiệp sinh thái đều đang phát triển du lịch một cách tự phát, gặp khó khăn về nhân lực và chất lượng dịch vụ chưa cao.
Phát triển các trang trại nông nghiệp sinh thái gắn với hoạt động du lịch là một xu thế tất yếu để đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng ngày một cao của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hầu hết các trang trại nông nghiệp sinh thái đều đang phát triển du lịch một cách tự phát, gặp khó khăn về nhân lực và chất lượng dịch vụ chưa cao.
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, BDKH phản ánh sự thay đổi dài hạn về nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết. Những thay đổi này là tự nhiên, nhưng kể từ những năm 1800, tác động của con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch (như than, dầu và khí đốt) tạo ra khí giữ nhiệt.
BDKH có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với môi trường, nền kinh tế và xã hội, bao gồm tăng mực nước biển, sự biến đổi của môi trường sống, tăng tần số của các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán và lũ lụt, và tác động đến năng suất nông nghiệp.
Nông nghiệp "thuận thiên" sử dụng các kỹ thuật canh tác thích ứng với BDKH, giúp người dân giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Điều này rất quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Long, một vùng đất dễ bị tổn thương bởi thiên tai.
Lợi ích đầu tiên của nông nghiệp "thuận thiên" là cải thiện sức khỏe. Bằng cách sử dụng phương pháp canh tác an toàn và thân thiện với môi trường, giúp giữ lại các chất dinh dưỡng trong đất và bảo vệ sức khỏe của người dân. Sản phẩm nông nghiệp theo phương pháp này giàu dinh dưỡng, ít độc hại hơn sản phẩm truyền thống, nhờ vào việc sử dụng phân bón hữu cơ và biện pháp tự nhiên, hạn chế hóa chất và thuốc trừ sâu.
Lợi ích thứ hai là tăng cường sinh kế. Nông nghiệp "thuận thiên" tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy sinh kế cho cộng đồng. Mô hình này thường sử dụng nhiều lao động hơn so với mô hình truyền thống, do sử dụng các phương pháp canh tác thủ công đòi hỏi nhiều nguồn nhân công.
Hơn nữa, mô hình này có thể tích hợp với du lịch sinh thái, tạo nguồn thu nhập bổ sung cho cộng đồng, nhờ vào cảnh quan đẹp và trải nghiệm du lịch hấp dẫn cho du khách.
Nguồn: Abavina - Cộng đồng nông nghiệp Thuận Thiên
"Nông nghiệp 'thuận thiên' mang đến lợi ích cho môi trường qua việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng phương pháp canh tác bền vững giúp bảo vệ đất, nước, và rừng. Điều này cải thiện chất lượng đất, giảm ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, nhờ vào các biện pháp canh tác thân thiện với môi trường và duy trì cân bằng sinh thái.
Ngoài ra, nông nghiệp 'thuận thiên' cũng giúp giảm rủi ro từ thiên tai, bao gồm BDKH và xâm nhập mặn, thông qua việc áp dụng các kỹ thuật canh tác thích ứng với BDKH, giúp người dân giảm thiểu thiệt hại từ các sự kiện thiên tai."
Nguồn: Abavina - Cộng đồng nông nghiệp Thuận Thiên
Tại Hậu Giang và Cần Thơ hiện nay, thu nhập của các hộ nông dân nữ ở tỉnh còn thấp và không ổn định, do phụ thuộc vào diện tích canh tác nhỏ, năng suất thấp, và chi phí sản xuất cao. Bên cạnh đó, nông dân nữ thiếu kiến thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp bền vững, dẫn đến suy thoái môi trường và sức khỏe, cũng như gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường và các dịch vụ hỗ trợ.
Vì vậy mà dự án "Abavina - Cộng đồng nông nghiệp Thuận Thiên đã được cho ra đời vào năm 2017. Đây là một dự án quan trọng của công ty Abavina, nhằm hỗ trợ phụ nữ ở Hậu Giang và Cần Thơ trong việc phát triển sinh kế xanh. Từ khi triển khai, dự án đã có ảnh hưởng tích cực bằng cách nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường và sức khỏe cho cộng đồng nông dân nữ ở các tỉnh này. Ngoài ra, dự án cũng đã đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn: Abavina - Cộng đồng nông nghiệp Thuận Thiên
Dự án đang tập trung vào những mục tiêu như:
Cùng nông hộ xây dựng phương án sinh kế nông nghiệp dựa vào tài nguyên bản địa được thiết kế tùy chỉnh theo đặc điểm của từng nông hộ, theo hướng tối ưu hoá trên tài nguyên sẵn có và tăng thu nhập
Đồng hành, huấn luyện nông hộ biết tổ chức và quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển tư duy tự chủ, năng lực tự chủ và năng lực hợp tác của nông hộ
Liên kết nông hộ tham gia chuỗi cung ứng nông sản của Abavina; Kết nối thị trường & phân phối sản phẩm đâu ra
Thúc đẩy hợp tác phát triển giữa nông hộ và các bên liên quan, thúc đẩy kết nối, học hỏi, hợp tác nguồn lực
Tạo điển hình sản xuất và lan tỏa phương pháp thực hành để thúc đẩy hình thành cộng đồng nông nghiệp quy mô nhỏ dựa vào tài nguyên bản địa. Theo đó tài nguyên địa phương tối ưu hoá trong mô hình sản xuất tuần hoàn, khai thác bền vững và phục hồi hệ sinh thái.
Phát triển các dòng sản phẩm giá trị gia tăng (nông sản, thảo dược) từ tài nguyên bản địa, tạo giá trị gia tăng cho nông hộ sản xuất, người tiêu dùng và địa phương
Phát triển thị trường, phân phối sản phẩm cho nông hộ, và xây dựng thương hiệu nông sản thuận tự nhiên Abavina
Truyền thông và thúc đẩy nhân rộng mô hình cộng đồng nông nghiệp dựa vào tài nguyên bản địa
Đến nay, dự án đã đạt được những kết quả và tác động tích cực, góp phần nâng cao sinh kế, cải thiện môi trường và sức khỏe cho cộng đồng nông dân nữ ở tỉnh Hậu Giang và Cần Thơ.
Năng suất và chất lượng nông sản từ các hộ nông dân đã trải qua sự cải thiện đáng kể, điều này đã dẫn đến việc tăng thu nhập trung bình của họ lên tới 30%.
Nguồn: Abavina - Cộng đồng nông nghiệp Thuận Thiên
Ngoài ra, các hộ nông dân đã tích lũy kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững. Trong đó nông dân nữ đã có cơ hội tiếp cận thị trường và các dịch vụ hỗ trợ, đồng thời họ đã xây dựng được vị thế và tiếng nói trong cộng đồng. Qua đó,nhận thức về việc bảo vệ môi trường đã được nâng cao trong cộng đồng các hộ nông dân, từ đó môi trường và hệ sinh thái địa phương cũng có nhiều sự cải thiện đáng kể.
Xem thêm: Khóa học e-Learning cung cấp kiến thức kỹ năng cho người trẻ thực hành công việc tạo tác động xã hội bền vững. Và chờ đón khoá học online về ESG chuẩn bị ra mắt.
Các bạn tham gia vào group Sự Nghiệp Hạnh Phúc để cùng với DOC lan tỏa nhiều giá trị tốt đẹp, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển thật bền vững nhé
Nguồn: Abavina - Cộng đồng nông nghiệp Thuận Thiên
Cập nhật lúc 16:03, Thứ ba, 16/07/2024 (GMT+7)
Tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, vụ Hè Thu 2024, tại Trà Vinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai 2 mô hình thí điểm tại Hợp tác xã nông nghiệp Phát Tài, xã Thanh Mỹ và Hợp tác xã nông nghiệp Phước Hảo, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành với diện tích tham gia 50 ha mỗi hợp tác xã.
Đây là 2 trong 7 hợp tác xã ở 5 tỉnh, thành phố được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn làm mô hình thí điểm canh tác theo quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp để nhân rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình được thực hiện liên tiếp 3 vụ, sau vụ Hè -Thu 2024, sẽ tiếp tục thực hiện ở vụ lúa Thu - Đông năm 2024 và vụ lúa Đông - Xuân 2024 - 2025.
Hợp tác xã nông nghiệp Phát Tài hiện có 94 thành viên, với tổng diện tích canh tác 150 ha. Hợp tác xã nông nghiệp Phước Hảo có 60 thành viên, với tổng diện tích canh tác 650 ha, đây là 2 hợp tác xã điển hình tiêu biểu ở Trà Vinh và luôn đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm giá thành. Ông Trần Văn Chung - Giám đốc HTX Nông nghiệp Phát Tài cho biết, trước khi thực hiện mô hình các thành viên HTX được Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trường Chính sách công và PTNT tập huấn hướng dẫn ngay từ đầu vụ về quy trình quản lý rơm rạ, quy trình canh tác lúa bền vững để giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón, thuốc BVTV và giảm lượng nước tưới so với canh tác truyền thống... góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính.
Trong vụ Hè - Thu 2024 HTX Nông nghiệp Phát Tài sử dụng giống lúa OM 5451, HTX Nông nghiệp Phước Hảo sử dụng giống lúa ST24. Về tiến độ thực hiện đến nay mô hình đã xuống giống được 30 - 35 ngày lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” có ý nghĩa quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng, canh tác bền vững và hiệu quả. Nếu không có gì thay đổi đến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh là 1 trong 5 tỉnh sẽ có sản phẩm lúa giảm phát thải đầu tiên đưa ra thị trường.
Các công ty biết vận dụng công nghệ đúng cách không chỉ thành công trong việc tối ưu hóa các quy trình hiện tại mà còn tạo ra được các mô hình kinh doanh mới, sáng tạo và chiếm lĩnh được thị trường một cách nhanh chóng. Netflix ra đời khiến Blockbuster biến mất, Uber khiến các công ty taxi truyền thống phải lao đao hay Airbnb khiến nhiều khách sạn phải suy nghĩ lại về cách làm việc và dịch vụ đem đến cho khách hàng. Trong suốt những thay đổi mãnh mẽ của thị trường đó, ngành nông nghiệp lại dường như đứng ngoài cuộc chơi.
Mặc dù có xuất phát điểm trong cuộc cách mạng số sau nhiều ngành công nghiệp khác, nông nghiệp cuối cùng đã bắt kịp xu hướng. Quy mô thị trường của nông nghiệp kỹ thuật số được ước tính đạt khoảng 15 tỷ đô la vào năm 2021 (1). Từ IoT giúp người nông dân nắm được trạng thái đất, nước; máy bay không người lái được dùng trong theo dõi tình trạng nuôi trồng; đến sử dụng blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc. Có thể thấy công nghệ đang dần được triển khai trong từng bước của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, trong khi các công nghệ được dùng trong nuôi trồng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm thì các mô hình kinh doanh mới trong ngành nông nghiệp lại chưa được chú trọng nhiều.
Bài viết này sẽ đưa ra 2 trong số các mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ mới phổ biển nhất: Thương mại điện tử cho thực phẩm và Phần mềm hỗ trợ sản phẩm vật lý.
Với các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Ebay, Alibaba trên thế giới và Tiki, Shoppee, Sendo hoạt động mạnh mẽ trong nước, có thể thấy thương mại điện tử đã trở thành một phần cuộc sống của mỗi chúng ta. Vậy mà dường như ngành nông nghiệp vẫn là một trong số ít các ngành mà thương mại điện tử chưa gây ảnh hưởng sâu rộng. Việc này có thể được giải thích bằng nhiều lý do khác nhau. Một trong số đó là đặc thù của chuỗi cung ứng nông nghiệp gồm rất nhiều thành phần trung gian giữa nông dân và khách hàng tiêu thụ.
Thông thường, Nông dân sản xuất nông sản, bán cho đại lý; Đại lý lại bán cho nhà máy; Nhà máy bán cho doanh nghiệp bán buôn; Sau đó phân phối như siêu thị trước khi tiếp cận khách hàng (Hình 1). Thứ hai, khách hàng vẫn có thói quen mua thức ăn hàng ngày trong chợ hoặc siêu thị. Ngoài ra, sự phức tạp của khâu logistics nhằm đảm bảo chất lượng tươi sống của sản phẩm cũng là một trở ngại.
Tuy nhiên, với các tiến bộ công nghệ và khâu vận chuyển hiện tại, cũng như nhu cầu ngày càng cao của khách hàng do cuộc sống hiện đại thương mại điện tử dành cho sản phẩm nông nghiệp đang bùng nổ. Hiện tại có 3 mô hình kinh doanh đối với nền tảng thương mại điện tử cho nông nghiệp:
Đây có thể được xem là mô hình an toàn, vận dụng các thế mạnh sẵn có để giúp khách hàng có trải nghiệm mua hàng tốt hơn. Nhiều siêu thị đã ra mắt dịch vụ giao hàng của riêng mình như Waitrose, với Ocado ở Anh, trong khi các nhà bán lẻ nhỏ hơn đã hợp tác với các công ty giao hàng chuyên nghiệp, bao gồm HappyFresh ở Mỹ và Instacart ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ cũng khiến cho hàng loạt các siêu thị lớn như Lotte, Vinmart hay Big C cung cấp dịch vụ giao hàng tại nhà.
Nhằm bắt kịp xu hướng của thị trường, các ông lớn trong ngành thương mại điện tử đều bán và vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp, ví dụ như Amazon Fresh, Alibaba, Flipart, v.v. (2). Thậm chí, một số công ty thương mại điện tử còn mở các chuỗi siêu thị bán lẻ như Amazon mua lại Whole Food với hơn 400 siêu thị ở Mỹ, trong khi Alibaba có kế hoạch mở 100 siêu thị mang thương hiệu Hema tại Trung Quốc. Các siêu thị này được mở ra nhằm hỗ trợ các giao dịch trực tuyến và hoạt động như một mạng lưới các trung tâm phân phối sản phẩm, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.
Ngày nay, người nông dân thậm chí đã có các sàn thương mại điện tử cho phép kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như Farmstead, Good Eggs, GrubMarket và Imperfect Produce ở Mỹ. Ở Anh, doanh số giữa nhà sản xuất và người mua thông qua những người như Abel & Cole, Farmdrop và Riverford cũng tăng trưởng nhưng vẫn chiếm một phần nhỏ trong tổng thị trường. Chẳng hạn, Riverford đã tạo ra gần 60 triệu bảng vào năm 2018, so với giá trị toàn ngành tại Anh đạt 190 tỷ bảng vào năm 2018 (3).
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất nông nghiệp cũng có thể bán sản phẩm cho các bên thứ ba, những người sau đó bán thông qua các nền tảng thương mại điện tử cho người dùng cuối. Điều này đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc nơi các công ty thương mại điện tử lớn, như JD, Pinduoduo và Tmall, được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng của logistics tiên tiến ở nước này. Pinduoduo sử dụng mô hình mua hàng sáng tạo, theo đó người dùng mời các liên hệ của họ thành lập một nhóm mua sắm để có được mức giá thấp hơn cho giao dịch mua hàng của họ.
Có thể thấy, 3 mô hình kinh doanh của thương mại điện tử kể trên đã có mặt ở các nước tiên tiến nhưng các tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường của các công ty thương mại điện tử cho nông nghiệp thuần túy vẫn còn khá thấp. Đối với các nước kém phát triển hơn như Việt Nam, mô hình chủ yếu vẫn là siêu thị truyền thống mở nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, mô hình này cũng mới xuất hiện chưa lâu và chưa tối ưu do vẫn còn vướng mắc về khâu vận chuyển. Trong tương lai, 2 mô hình còn lại rất có khả năng sẽ mở rộng, đưa ra các sản phẩm giá thành rẻ hơn, đa dạng hơn cho khách hàng nhằm cạnh tranh với các siêu thị truyền thống.
Bài đọc nhiều nhất Digital Strategy 12/12/2024
Nông nghiệp là một ngành dựa nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và kinh nghiệm có thể đúng cũng có thể sai. Do vậy, chia sẻ kinh nghiệm, dữ liệu giữa nông dân cũng như dọc theo chuỗi giá trị của ngành sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho người trong ngành. Hiểu được điều này, một số công ty khởi nghiệp cũng như các công ty lớn trong ngành nông nghiệp đã phát triển các sản phẩm vật lý khác nhau như các loại cảm biến để thu thập dữ liệu.
Một số dữ liệu có thể được thu thập như độ ẩm, chất dinh dưỡng của đất; nồng độ pH trong nước. Hay sử dụng máy bay không người lái để lập bản đồ nuôi trồng và đánh giá chất lượng nông sản trên trang trại. Thay vì chỉ phát triển chức năng cho các thiết bị của mình, các công ty chuyển hướng, phát triển thêm chức năng cho các phần mềm liên kết với các thiết bị đó. Các nội dung, dữ liệu thu thập được sẽ được tổng hợp, ghi nhận, phân tích qua phần mềm. Mô hình này giúp các nhà sản xuất của các sản phẩm vật lý hỗ trợ khách hàng một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.
Cargill – vốn là một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nay Cargill đã dần trở thành một công ty công nghệ nông nghiệp (agritech) với các sản phẩm số giúp thu thập, phân tích dữ liệu và hỗ trợ người dùng đưa ra quyết định trong quá trình nuôi trồng. Sản phẩm iQuatic ™ của Cargill là một ứng dụng dữ liệu di động được đồng bộ với bảng điều khiển hoạt động của trang trại, giúp trực tiếp cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực và phân tích dự đoán qua công nghệ học máy (machine learning) và Internet vạn vật (IoT).
Khi nhiều dữ liệu được thu thập, công nghệ tự học sẽ đưa ra những hiểu biết và khuyến nghị ngày càng tốt hơn về lịch trình cho ăn, giảm thiểu rủi ro và thời gian thu hoạch tối ưu. Qua các dữ liệu thu thập được, iQuatic không chỉ đưa ra các đánh giá, dự đoán ngày càng chính xác hơn mà iQuatic còn đưa lại cho Cargill những dữ liệu vô cùng quý giá về cách nuôi trồng của người nông dân cũng như chất lượng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của mình để từ đó, Cargill có thể đưa ra những dòng sản phẩm ngay càng hoàn thiện.
Đối với việc sử dụng các thiết bị theo dõi cũng như phần mềm là một thách thức rõ ràng đối với người nông dân để việc áp dụng và làm thế nào để làm cho dữ liệu được thu thập có liên quan và hữu ích cho họ. Đối với nhiều hoạt động nông nghiệp, việc có được và sử dụng một hệ thống phần mềm sẽ là một sự thay đổi lớn từ các phương thức thủ công sử dụng giấy bút mà nhiều người vẫn đang sử dụng.
Do đó, không chỉ các công ty dữ liệu lớn về nông nghiệp cần thuyết phục nông dân thực hiện chuyển đổi, họ cũng cần đảm bảo rằng giao diện có thể dễ dàng sử dụng để nông dân có thể thấy lợi tức đầu tư rõ ràng trong thời gian tương đối ngắn. Một số nông dân có thể có mức độ trưởng thành số tương đối cao và muốn có một hệ thống tiên tiến, trong khi những người khác thực sự bắt đầu từ đầu. Các công ty sẽ cần phải tạo ra các sản phẩm phù hợp với các khả năng công nghệ khác nhau, quy mô hoạt động khác nhau và loại hình hoạt động canh tác khác nhau. Vì vậy, một thách thức chính là làm cho công nghệ thích ứng với nhu cầu của người nông dân, bất kể quy mô hoạt động.
Tìm hiểu thêm: Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp
Mặc dù trong thời điểm hiện tại, mức độ trưởng thành số của người nông dân còn chưa cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển dẫn đến các mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ như 2 mô hình trên còn chưa thật sự nở rộ. Tuy nhiên, với số lượng người dùng Internet sẽ đạt 4 tỷ và số lượng thiết bị điện tử lên tới 20 tỷ vào cuối năm 2020 (BCG, 2017) đồng thời với nhu cầu sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao ngày càng gia tăng, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Các mô hình kinh doanh số trong ngành nông nghiệp sẽ ngày càng đa dạng, sáng tạo và sẽ không chỉ phá bỏ cách nuôi trồng truyền thống mà còn thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng vốn còn dài và phức tạp.
Nguồn tham khảo (1) PA Consulting. 2017. Digital Agriculture. (2) BCG. 2017. New business models for a new global landscape. (3) Statista. 2020. Market value of grocery retail in the United Kingdom (UK) from 2004 to 2019.