Mô Tả Công Việc Sale Thị Trường

Mô Tả Công Việc Sale Thị Trường

Ai cũng đã quá quen thuộc với nghề sale - nhân viên kinh doanh, còn sale thị trường thì sao? Sự thật là vẫn còn rất nhiều người chưa hình dung được cụ thể việc làm của nghề này. Vậy hãy cùng Hoteljob.vn tìm hiểu mô tả công việc của sale thị trường trong nhà hàng - khách sạn trong bài viết bên dưới nhé.

Ai cũng đã quá quen thuộc với nghề sale - nhân viên kinh doanh, còn sale thị trường thì sao? Sự thật là vẫn còn rất nhiều người chưa hình dung được cụ thể việc làm của nghề này. Vậy hãy cùng Hoteljob.vn tìm hiểu mô tả công việc của sale thị trường trong nhà hàng - khách sạn trong bài viết bên dưới nhé.

Bản mô tả công việc sale thị trường trong nhà hàng - khách sạn

Nghiên cứu, khảo sát thị trường

- Nghiên cứu thị trường nhà hàng - khách sạn về hành vi, nhu cầu, thói quen sử dụng dịch vụ của khách hàng.

- Tìm hiểu các xu hướng dịch vụ ăn uống/ nghỉ dưỡng mới hiện nay để đưa ra các ý tưởng cho sản phẩm, dịch vụ trong tương lai tốt hơn.

- Thống kê danh sách khách hàng tiềm năng và thực hiện mở rộng số lượng này lớn hơn nữa.

- Chuẩn bị bảng hỏi để khảo sát thị trường khách hàng.

- Tổng hợp và gửi dữ liệu về hiệu quả kinh doanh của tất cả kênh truyền thông cho bộ phận kinh doanh, marketing để đề xuất giải pháp, phương án mở rộng, tiếp thị quảng cáo tốt hơn.

- Đưa ra đề xuất ý kiến thực hiện các chương trình, sự kiện để thu hút khách hàng lựa chọn dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng của tổ chức.

Khai thác, tìm kiếm khách hàng mới

- Thực hiện, tìm kiếm khách hàng dịch vụ du lịch, ăn uống, nghỉ dưỡng bằng cách như: Đi khảo sát thị trường, gọi điện thoại, email, Zalo, Facebook,...

- Chủ động liên hệ khách hàng tiềm năng trong danh sách tự kiếm hoặc từ hệ thống dữ liệu của nhà hàng - khách sạn để giới thiệu dịch vụ ăn uống/ nghỉ dưỡng và chương trình ưu đãi.

- Gửi tất cả thông tin về dịch vụ qua email, để khách hàng tham khảo, giải đáp khi có phản hồi.

- Sử dụng các kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng dùng dịch vụ của nhà hàng - khách sạn.

- Ký kết hợp đồng với khách hàng lựa chọn dịch vụ tại tổ chức.

- Liên lạc với khách hàng đang dùng dịch vụ và lắng nghe phản hồi về tình trạng sử dụng.

- Nhanh chóng hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc, feedback của khách hàng.

- Liên hệ và thông báo cho khách hàng về giá dịch vụ, chương trình khuyến mãi hiện có, nhằm thuyết phục họ sử dụng lại dịch vụ.

- Liên lạc định kỳ với khách hàng theo nhiều thời điểm: Gọi điện, nhắn tin chúc tết, lễ, chúc mừng sinh nhật, tặng quà khuyến mãi,...

- Tiến hành ký hợp đồng mới với khách hàng cũ muốn dùng lại dịch vụ.

Xây dựng chương trình du lịch, ăn uống, nghỉ dưỡng và trực tiếp tư vấn cho khách hàng

- Thu thập thông tin tổng quan để xây dựng chương trình du lịch, dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng như địa chỉ, văn hóa, phong tục tập quán,...

- Thực hiện tư vấn dịch vụ và linh hoạt thay đổi tùy theo nhu cầu mong muốn của khách hàng.

- Thiết kế xây dựng chương trình du lịch, nghỉ dưỡng khi được phân công.

- Mỗi ngày thực hiện gặp gỡ trực tiếp và bán tour, dịch vụ nghỉ dưỡng cho khách hàng.

- Tiếp nhận, xử lý tình huống phát sinh trong khu vực.

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh do Trưởng nhóm hoặc Trưởng phòng giao phó.

- Phối hợp với bộ phận Marketing để lên kế hoạch triển khai chương trình ưu đãi, tri ân khách hàng,...

- Liên kết với các bộ phận khác của khách sạn, công ty du lịch, ăn uống nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn.

- Tham gia khóa bồi dưỡng, nâng cao trình độ tại khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch.

- Làm báo cáo định kỳ theo ngày, tháng, năm.

- Tham gia đầy đủ buổi họp của bộ phận, báo cáo thông tin phản hồi khác để khắc phục hiệu quả.

- Hỗ trợ các nhân viên khác để gia tăng doanh số của công ty, nhà hàng, khách sạn.

- Thực hiện các công việc khác của Quản lý.

Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên sale khách sạn

Phân biệt sale thị trường và sale thông thường

Có thể nói, không chỉ tên gọi, công việc của sale thông thường và sale thị trường cũng hoàn toàn khác nhau. Nếu sale thông thường chỉ thực hiện nhiệm vụ bán dịch vụ thì sale thị trường còn làm cả nhiệm vụ gia tăng doanh số và nghiên cứu, mở rộng thị trường doanh nghiệp lớn hơn.

Sale thị trường vừa là nhân viên tiếp thị - bán hàng vừa là nhân viên kinh doanh. Họ sẽ nghiên cứu, tận dụng các kênh truyền thông (trực tiếp, gián tiếp) để thúc đẩy quá trình bán hàng của tổ chức tốt hơn.

Không chỉ góp phần gia tăng doanh số, nhân viên sale thị trường còn thực hiện nghiên cứu, thống kê số liệu, phân tích và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của tổ chức hiệu quả hơn. Trong khi đó, sale thông thường chỉ làm công việc tư vấn thuyết phục khách hàng lựa chọn dịch vụ ăn uống/ nghỉ ngơi tại công ty, nhà hàng, khách sạn.

Nhờ tính chất công việc rộng hơn, nhân viên sale thị trường thường có nhiều triển vọng thăng tiến và mức thu nhập cao hơn so với sale thông thường.

Sale thị trường khách sạn - nhà hàng là gì?

Sale thị trường trong khách sạn - nhà hàng là người vừa đảm nhiệm công việc liên quan đến kinh doanh, bán hàng như tìm kiếm khách hàng, chào bán sản phẩm, dịch vụ,... Ngoài ra, họ còn hỗ trợ nghiên cứu thị trường, nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Dựa trên thông tin thu nhập được từ quá trình khảo sát, nhân viên sale thị trường khách sạn - nhà hàng sẽ tiến hành nghiên cứu hành vi tiêu dùng, nhu cầu và thúc đẩy tỷ lệ tham gia dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, ăn uống của khách hàng cao hơn. Từ đó, góp phần gia tăng doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng.

Nhân viên sale thị trường khách sạn - nhà hàng thuộc bộ phận Sales và Marketing, do Trưởng phòng kinh doanh. Họ đóng vai trò quan trọng tại bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào, đặc biệt là ở khách sạn - nhà hàng. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng của vị trí này đang rất cao.

Mức lương nhân viên Sale thị trường

Thu nhập của nhân viên sale thị trường phụ thuộc vào kinh nghiệm việc làm của bạn. Nếu là sinh viên mới ra trường, mức lương khởi điểm sẽ từ 4 - 7 triệu đồng/ tháng. Trường hợp đã kinh nghiệm làm việc, bạn có thể nhận được khoảng 10 triệu đồng/ tháng.

Nhìn chung, sale thị trường đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn. Hiểu rõ điều này, bạn cần trau dồi, tích lũy kiến thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hy vọng bản mô tả công việc sale thị trường trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu tính chất công việc sẽ làm và tìm kiếm cơ hội việc làm nhanh chóng hơn trong tương lai.

Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên kinh doanh khách sạn

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,

Nhân viên kinh doanh thị trường hay gọi ngắn gọn là Nhân viên thị trường sẽ là người giúp các công ty hiểu được xem khách hàng muốn mua và yêu thích những sản phẩm gì. Họ sẽ là cầu kết nối mối quan hệ giữa khách hàng và công ty bởi vì họ trực tiếp đi thị trường để tìm kiếm, khai thác khách hàng mới, duy trì và chăm sóc các khách hàng cũ.

1. Tên chức danh:                                Nhân viên nghiên cứu thị trường

2. Mã chức danh:                                KDM/PMK– NVNCTT

3. Đơn vị công tác:                              Phòng Tiếp thị sản phẩm

4. Cấp trên trực tiếp:                          Trưởng phòng tiếp thị

5. Người thay thế khi vắng mặt:      Nhân sự do TĐV chỉ định

Phân tích nhu cầu thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh – tiếp thị: động thái người tiêu dùng, hoạt động của đối thủ cạnh tranh, phát triển sản phẩm mới, đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing, hoạt động hỗ trợ bán hàng… và đề xuất cho TPTT. Lên kế hoạch thực hiện và trình phê duyệt chương trình hành động. Tổ chức thực hiện (triển khai và điều phối) kế hoạch, chương trình marketing đã được duyệt. Phân tích và xử lý dữ liệu thu thập, báo cáo tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm các chương trình thực hiện.

a) Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:

– Tìm hiểu thị trường, lập danh sách các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng trong tương lai.

– Lập hồ sơ về các dòng sản phẩm, thiết bị, giá cả, các chính sách về giá, khuyến mãi,… của các đối thủ cạnh tranh.

– Theo dõi cập nhật kịp thời vào hồ sơ động thái của các đối thủ cạnh tranh

– Lập báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm.

b) Nghiên cứu nhu cầu thị trường:

– Lập danh sách phân tích nhu cầu của các khu vực khách hàng.

– Cập nhật danh sách các thay đổi nhu cầu của từng khu vực.

– Phân tích các nhu cầu marketing có thể đáp ứng hiện tại, chuyển hỗ trợ bộ phận kinh doanh.

– Đối với các nhu cầu marketing chưa thể đáp ứng, cùng với các bộ phận có liên quan (NCPT) tiến hành phân tích khảo sát, đưa ra các đề xuất cho từng khu vực về giá cả, mẫu mã, chất liệu, sản phẩm mới, trình Trưởng phòng TT và CQTGĐ xét duyệt.

– Lập kế hoạch xúc tiến sản phẩm mới.

– Đề xuất các yêu cầu về nhân lực, vật lực, tài lực,… cho việc thực thi kế hoạch.

– Phối hợp với các bộ phận có liên quan, tiến hành xúc tiến sản phẩm mới theo kế hoạch đã được phê duyệt.

– Lập báo cáo tổng kết quá trình nghiên cứu, phân tích, xúc tiến sản phẩm, rút kinh nghiệm.

– Nghiên cứu nhu cầu các khu vực khách hàng của bộ phận kinh doanh sỉ lẻ: NPP, Đại lý, khách hàng lẻ, gửi đầy đủ các brochure, catalogue, báo giá,… cần thiết

– Phân tích các số liệu phản hồi từ khách hàng mua lẻ của bộ phận kinh doanh sỉ lẻ, lập bảng biểu thống kê đưa ra các kết quả từ số liệu phản hồi, rút ra nhận xét và các đề nghị liên quan, chuyển thông tin hỗ trợ phòng kinh doanh.

– Thu thập thông tin, phân tích và đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện kế hoạch.

– Phối kết hợp, đoàn kết và hỗ trợ các nhân sự thuộc Phòng TT cùng các nhân sự liên quan trong Công ty để hoàn thành nhiệm vụ chung.

– Thực hiện đúng các quy chế, quy trình, quy định của Công ty.

– Báo cáo bằng văn bản hàng tuần cho người quản lý trực tiếp và các báo cáo tháng, quý, sơ kết 06 tháng, tổng kết năm theo quy định.

– Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Trưởng phòng TT trong khuôn khổ phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng TT.

– Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng TT về toàn bộ kết quả và hiệu quả công việc được giao.

– Trưởng Phòng: Có thể nhận chỉ đạo trực tiếp từ CQ TGĐ, báo cáo cho TĐV biết về nhiệm vụ được giao trước và sau khi thực hiện.

– Trưởng đơn vị: tiếp nhận các chỉ thị, hướng dẫn thực hiện công tác; báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

– Nhân sự thuộc PTT: trao đổi thông tin/ số liệu liên quan đến tình hình thị trường, kế hoạch hành động, phối hợp triển khai các chương trình marketing theo định hướng; yêu cầu tinh thần làm việc nhóm.

– Các đơn vị khác: ghi nhận yêu cầu, phối hợp thực hiện các công việc liên quan nghiệp vụ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của đơn vị theo chỉ định. Báo cáo TĐV trước và trước và sau khi thực hiện công việc.

– Liên lạc với các đối tác, cơ quan thực hiện các dịch vụ nghiên cứu thị trường.

– Liên lạc với các cộng tác viên từ các trường đại học trong TP. Hồ Chí Minh để hỗ trợ công tác nghiên cứu khi có nhu cầu.

– Đề xuất các phương tiện, công cụ làm việc cần thiết tới Trưởng phòng TT.

– Đề xuất nhân lực, vật lực, tài lực cần thiết cho các công việc có liên quan.

– Toàn quyền quản lý và điều động nhân lực, vật lực, tài lực theo kế hoạch đã được duyệt.

– Đề xuất cải tiến các quy chế, quy trình, quy định của Công ty và của Phòng TT.

– Bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ, điện thoại.

– Máy vi tính có cài đặt các phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel, Access), truy cập Internet (Internet Explorer), giao dịch thư điện tử (MS Outlook)

– Hộp thư có thể giao dịch với bên ngoài công ty.

– Văn phòng phẩm: giấy, bút, thước kẻ, kẹp giấy, bấm đinh, đục lỗ, bìa đựng hồ sơ, box file.

– Tài liệu: Các file hồ sơ quy chế, quy định chung của đơn vị.

– Trình độ: Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên, các chuyên ngành kinh tế, toán phân tích, marketing, quản trị kinh doanh.

– Ngoại ngữ: Anh văn trình độ B trở lên

– Tin học: Sử dụng thành thạo các phần mềm thống kê và xử lý thông tin

+ Thông qua các khóa huấn luyện về kinh doanh, marketing.

+ Thông qua các khóa huấn luyện về hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000.

+ Năng lực quản lý, hoạch định chiến lược, chính sách kinh doanh tiếp thị.

+ Năng lực đàm phán, giao dịch với khách hàng, đối tác.

+ Năng lực tổ chức huấn luyện đào tạo cán bộ kế thừa.

+ Năng lực thống kê, phân tích, tổng hợp

+ Khả năng truy cập internet, xử lý thông tin.

+ Khả năng làm việc tốt dưới áp lực cao.

+ Năng động, sáng tạo, ứng biến tốt

+ Có khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc nhóm.