Thay thế danh từ hoặc tương đương với danh từ được gọi là đại từ. Chức năng hoặc vai trò của đại từ thuộc ba loại: đại từ chủ ngữ, đại từ tân ngữ và đại từ sở hữu.
Thay thế danh từ hoặc tương đương với danh từ được gọi là đại từ. Chức năng hoặc vai trò của đại từ thuộc ba loại: đại từ chủ ngữ, đại từ tân ngữ và đại từ sở hữu.
Có thể thấy học ngữ pháp cũng như các kỹ năng khác đòi hỏi quá trình luyện tập và thực hành thường xuyên mới có thể ghi nhớ và vận dụng dễ dàng trong giao tiếp được. Chính vì vậy, nếu bạn là người mới bắt đầu học hoặc không có điều kiện giao tiếp thường xuyên với người bản xứ, hãy kết hợp học ngữ pháp và luyện nói cùng ELSA Speak. Thông qua việc thực hành các đoạn hội thoại được tích hợp sẵn, bạn sẽ có cơ hội vận dụng từ vựng và ngữ pháp mình học được một cách trực quan. Hiện tại ELSA có hơn 6000 bài luyện tập và hơn 40 chủ đề khác nhau cho bạn lựa chọn, giúp việc học trở nên hứng thú hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, ELSA còn có thể giúp chỉnh sửa lỗi phát âm tiếng Anh chính xác đến từng âm tiết nhờ khả năng nhận diện giọng nói độc quyền bằng AI (Trí tuệ nhân tạo), giúp bạn hoàn thiện tất cả các kỹ năng như phát âm, nhấn âm, ngữ điệu và luyện nghe.
Bằng việc kết hợp học ngữ pháp tiếng Anh và luyện nói cùng ELSA, quá trình chinh phục tiếng Anh giao tiếp chuẩn như người bản xứ không còn là điều quá khó khăn. Chỉ cần dành khoảng 10 phút luyện tập mỗi ngày, trình độ tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt chỉ sau vài tháng!
Dù bạn học tiếng Anh chỉ để giao tiếp hằng ngày hay chinh phục các mục tiêu học tập và làm việc thì ngữ pháp tiếng Anh vẫn luôn là một phần vô cùng quan trọng không thể bỏ qua. Hãy nâng tầm kỹ năng giao tiếp của mình ngay hôm nay bằng việc lên kế hoạch chinh phục ngữ pháp và luyện tập mỗi ngày với ELSA Speak để trở thành một người nói tiếng Anh thật chuẩn nhé!
Khoảng từ năm 2010, ở Việt Nam nổi lên các lời khuyên học tiếng Anh như:
“Muốn nói trôi chảy thì đừng học ngữ pháp”, “Học ngữ pháp sẽ làm giảm sự lưu loát trong khi nói”, “Học tiếng Anh như một đứa trẻ, và một đứa trẻ thì đâu có học ngữ pháp”.
Áp dụng những lời khuyên này mà không xét tới mục đích học tiếng Anh sẽ dẫn tới những cản trở lớn trên con đường học tập của người học.
Ngữ pháp là nỗi sợ chung của mọi người khi học ngoại ngữ.
Nguyên nhân của nỗi sợ này là vì:
(a) Chúng ta luôn so sánh tiếng Anh với tiếng mẹ đẻ của mình, rồi thấy là từ trước tới giờ mình có học ngữ pháp tiếng Việt đâu mà vẫn nói lưu loát, còn qua tiếng Anh thì ôi thôi cái gì mà công thức tùm lum rắc rối quá.
(b) Chúng ta trải qua bao nhiêu năm học tiếng Anh trên ghế nhà trường với điểm số kém triền miên, làm mỗi khi nhắc tới môn Anh văn là kinh hãi.
Thành ra khi được nghe là “Muốn nói trôi chảy thì đừng học ngữ pháp” thì như là chúng ta vớ được bí kiếp, giải thoát chúng ta khỏi kẻ thù bao nhiêu năm nay. Chúng ta nghe theo mà không suy nghĩ thử những lời khuyên đó có phù hợp với ta hay không.
Tính từ là những từ bổ nghĩa cho danh từ hoặc đại từ. Thông thường, khi nói về một đối tượng hoặc một chủ đề, các thuật ngữ khác nhau thường được sử dụng để mô tả chúng một cách cụ thể. Trong tiếng Anh nói, điều cần thiết là sử dụng các tính từ chính xác trong khi trò chuyện.
Tính từ có thể được phân loại là:
Nhiều người thiếu tự tin khi nói tiếng Anh. Họ nhấn mạnh phần chính xác, ngữ pháp và từ vựng. Do đó, họ phải ghi nhớ rất nhiều điều trong khi nói chuyện. Khả năng lưu loát của họ bị hạn chế, và họ vấp phải từ ngữ. Họ có rất nhiều bất an, sợ hãi và lo lắng, vì họ luôn bị phán xét. Nói tiếng Anh trở nên rất khó khăn khi bạn so sánh trình độ tiếng Anh của mình với những gì bạn muốn đạt được. Học tiếng Anh không đến một cách tự nhiên ngay khi bạn bắt đầu nói. Đó là một thói quen liên tục và thường xuyên.
————————————————————————————– Efis English – Hanoi Free Private Tour Guide ✯ https://efis.edu.vn/ ♟185 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội ☎ 0961.764.299 ☞ [email protected] ✤ Fanpage IELTS: IELTS Complete – IELTS Toàn diện ✤ Fanpage EFIS ENGLISH: EFIS English – Học tiếng Anh thực tế ✤ Fanpage HANOI FREE PRIVATE TOUR GUIDE: Hanoi Free Private TOUR GUIDE – Dẫn tour cho người nước ngoài Học tiếng Anh ✤ Group luyện thi IELTS: Cùng luyện thi IELTS
Tự học tiếng Anh giao tiếp nhờ mạng xã hội
Từ vựng tiếng anh giao tiếp | 16 từ nâng cao Speaking
App học tiếng Anh giao tiếp không thể bỏ qua
Để giao tiếp tốt, bạn không cần học ngữ pháp, điều này đúng hay sai? Thầy giáo Quang Nguyen cho rằng ngữ pháp là một phần không thể tách rời khỏi giao tiếp trong tiếng Anh.
Một người bạn kể với tôi, có cậu em ở Mỹ lâu năm, dạy tiếng Anh và khuyên hãy quên ngữ pháp đi, trong giao tiếp không cần học ngữ pháp. Tôi trả lời bạn ấy rằng điều này hoàn toàn sai.
Vai trò của ngữ pháp trong tiếng Anh giao tiếp là như thế nào? Đối với trình độ tiếng Anh căn bản, ở mức độ giao tiếp gọi nôm na là "tiếng Anh bồi", ngữ pháp thực sự chưa quá quan trọng.
Giống như trình độ ngôn ngữ của một đứa trẻ 2-3 tuổi, mọi thứ có thể quy về "từ khóa". Khi một đứa trẻ nói "pee pee" (đi tè), cũng giống như một người đánh giày nói với khách nước ngoài "shoe shine" (dù phát âm không chuẩn lắm). Giao tiếp "phi ngữ pháp" xuất hiện và phổ biến ở giai đoạn đầu học ngôn ngữ. Nhưng vượt qua ranh giới đó, ngữ pháp là rất quan trọng.
Ngữ pháp giúp bạn hiểu đúng ý người nói
Người bản xứ ít khi chú ý đến ngữ pháp, nhưng nếu bạn để ý, họ không mấy khi nói sai. Thi thoảng họ vẫn sai, đặc biệt là trong những bài hát. Họ có thể hát "for her to steal my heart away when she don't care" (bài "Rhythm of the rain").
Khi giỏi ngữ pháp, bạn sẽ nghe và hiểu người bản xứ dễ dàng hơn. Thiếu ngữ pháp, bạn sẽ không thể hiểu hoặc hiểu sai nghĩa của người nói. Cùng so sánh hai câu sau:
Sự khác biệt là rất nhỏ (am - was), nhưng mối quan hệ giữa người nói và "him" rất khác biệt trong hai trường hợp.
Bạn sẽ dễ dàng giao tiếp tiếng Anh hơn nếu nắm được ngữ pháp. Ảnh: guff
Tôi hay nghe "talk show" trên eofire.com, nơi người dẫn chương trình hỏi những doanh nhân về kinh nghiệm thực tiễn của họ. Cuối chương trình thường có câu:
- What was holding you back from becoming an entrepreneur?
Câu này nghe qua có vẻ rất lạ, vì những người được phỏng vấn đều đang là doanh nhân. Tại sao lại hỏi "Điều gì cản trở bạn trở thành doanh nhân?". Nhưng nghe kỹ, bạn sẽ thấy người ta không hỏi "What is holding..." mà là "What was holding...". Khi phát hiện được điểm này, bạn sẽ hiểu câu hỏi là "Trước kia, điều gì đã cản trở bạn trở thành doanh nhân?", nói về quãng thời gian trước khi họ trở thành doanh nhân.
Rất nhiều ví dụ khác có thể minh chứng những khác biệt lớn lao mà ngữ pháp có thể mang lại cho lớp nghĩa. Chẳng hạn, "You could have been my wife" (Em đã có thể là vợ anh) khác hoàn toàn với "You are my wife" (Em là vợ anh).
10 năm trước, tôi có hẹn "chat" với người bạn nước ngoài. Chúng tôi hẹn nhau "We'll chat from ten to eleven". Đúng hẹn, 11 giờ kém 10 phút tôi lên mạng, bị mắng tơi bời: "What took you so long, I've been waiting for you from 10". Hóa ra, "from 10 to 11" có nghĩa là "từ 10 đến 11h", khác với cách hiểu của tôi là "at 10 to 11" (11h kém 10).
Ngữ pháp giúp bạn diễn đạt đúng và dễ hiểu
Ngược lại, người khác hoàn toàn có thể hiểu sai ý của bạn nếu ngữ pháp được sử dụng không chính xác. Ví dụ, với câu "She's a beautiful girl", bạn nói sai một chút thành "she beautiful girl", người ta vẫn hiểu được. Còn khi bạn nói thành "She girl beautiful" thì sẽ khiến người nghe "khó nuốt" hơn nhiều. Đối với những câu phức tạp, về cơ bản người ta có căng tai ra cũng không thể hiểu bạn nói gì.
Ngay cả khi bạn đã có ngữ pháp căn bản, một nền tảng ngữ pháp chắc chắn vẫn sẽ giúp bạn chuyển tải ý tưởng hiệu quả và mạch lạc hơn. Một người bản xứ sẽ nhanh chóng nhận ra bạn là người học tiếng Anh như một ngoại ngữ khi mắc lỗi ngữ pháp kiểu: "I meet her yesterday".
Một số lỗi ngữ pháp căn bản của người Việt
Ngữ pháp trong giao tiếp liên quan nhiều hơn tới việc sử dụng, so với việc "học vẹt". Bạn có thể nắm rất vững các nguyên tắc ngữ pháp, nhưng thiếu thực hành thì vẫn mắc lỗi như thường.
Theo kinh nghiệm cá nhân, người Việt ở trình độ giao tiếp tiếng Anh 100% trong môi trường bản ngữ thường mắc các lỗi căn bản như sau:
- Dùng thì hiện tại, trong khi thực ra phải sử dụng thì quá khứ hoặc tương lai. Ví dụ, "Yesterday, I go to school at 7" hoặc "Tomorrow, I see you at 7".
- Quên chia động từ hoặc danh từ, ví dụ "She see a doctor" hoặc "I have 3 apple".
- Quên thêm mạo từ "a", "an", "the": "I am English teacher".
Chỉ cần sửa được ba lỗi cơ bản trên, tiếng Anh của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều. Hãy nhớ, ngữ pháp trong giao tiếp không được đo đếm bằng số lượng sách ngữ pháp bạn đọc, mà được tính bằng kinh nghiệm bạn có trong việc sử dụng tiếng Anh chuẩn. Ngữ pháp là một phần không thể tách rời khỏi giao tiếp trong tiếng Anh.
Tôi lên mạng tải một đống tài liệu tiếng Anh về để học, mấy tháng sau tôi giỏi ngữ pháp nhưng giao tiếp thì vẫn cứ đơ đơ.
Hồi đại học, tôi quen một cô bạn đạt 9,5 điểm tiếng Anh thi đầu vào. Cả nhóm tôi đều ngưỡng mộ bạn, luôn mong được truyền đạt bí quyết học hỏi. Nhưng có một sự cố khiến chúng tôi nhớ mãi.
Vài ngày sau khi nhận lớp, khoa chúng tôi có tổ chức đi tham quan khu trung tâm Sài Gòn. Khi đến khu vực nhà thờ Đức Bà, một vài khách Tây hỏi đường. Cả nhóm ú ớ bèn đẩy cô bạn giỏi tiếng Anh ra trả lời. Nhưng cô bạn này giao tiếp mãi mà vị khách Tây kia cũng không hiểu. Đến khi kết hợp ngôn ngữ hình thể họ mới tạm hiểu.
Ngay từ thời điểm đó, tôi mới phát hiện ra cô bạn đạt điểm cao tiếng Anh là giỏi nhớ từ vựng và giải các bài tập ngữ pháp. Còn chuyện giao tiếp như nghe nói thì bạn không tốt. Suốt thời gian phổ thông học ở quê, bạn đó, cũng như chúng tôi, không có điều kiện tiếp xúc, trao đổi và trò chuyện bằng tiếng Anh. Sau này, một giảng viên nói với chúng tôi rằng đó là tình huống "hư tai, hư mồm" của người học tiếng Anh. Chúng tôi phải dành khá nhiều thời gian để sửa những lỗi phát âm, ngữ điệu thì mới dần cải thiện được.
Tiếng Anh vẫn là nỗi niềm gây đau khổ cho nhiều người. Từ sinh viên cần chứng chỉ tiếng Anh để ra trường cho đến người đã đi làm cần chứng chỉ để xin việc, thăng tiến. Và khi nhắc đến học tiếng Anh, nhiều người tự tin rằng mình sẽ giỏi, sẽ học thành công mà không cần phải ra trung tâm làm gì cho tốn kém. Tôi thấy suy nghĩ này không sai nhưng cũng chưa đúng lắm.
Để cải thiện kỹ năng nghe nói, tôi đã đăng ký một khoá học tiếng Anh giao tiếp ở trung tâm. Tôi được trò chuyện với giảng viên là người bản xứ, đồng thời lên mạng chat với người nước ngoài, đến vài quán cà phê có nhiều người nước ngoài rồi tập tành làm quen, trò chuyện với họ. Lúc này thì những từ vựng, ngữ pháp đã học là cái nền tảng để giúp có một vốn từ, mẫu câu trò chuyện với họ. Họ sẽ dạy lại mình vấn đề phát âm, ngữ điệu nếu chịu để ý.
Tôi thấy không ít bạn mang suy nghĩ có thể tự học tiếng Anh ở nhà bằng cách lên mạng tải về một đống tài liệu rồi in ra, rồi tự học ngày qua ngày suốt vài tháng trời (lúc trước tôi cũng giống hệt như thế). Nhưng kết quả nhận được nếu các bạn chịu học nghiêm túc thì đó là giải các bài tập ngữ pháp nhoay nhoáy, nhưng giao tiếp vẫn sẽ không tốt. Mà đối với việc học một ngoại ngữ, giao tiếp kém là thất bại. Vì thế, các bạn vẫn cần phải có môi trường giao tiếp.
Rất nhiều người cho rằng học ngữ pháp tiếng Anh chỉ cần thiết khi bạn muốn luyện thi các chứng chỉ hoặc theo học ngôn ngữ này một cách chuyên sâu. Thực tế, ngữ pháp cần thiết trong mọi trường hợp, bao gồm cả việc bổ trợ cho kỹ năng giao tiếp. Bạn có thể nghe hiểu và trao đổi những câu ngắn nhưng rất khó để diễn đạt một cách lưu loát, trôi chảy nếu không có một nền tảng ngữ pháp cơ bản.