[TUYỂN DỤNG] HỆ THỐNG GIÁO DỤC VINSCHOOL Vị trí ứng tuyển: Chuyên viên giáo vụ...
[TUYỂN DỤNG] HỆ THỐNG GIÁO DỤC VINSCHOOL Vị trí ứng tuyển: Chuyên viên giáo vụ...
Cử nhân Quản lý giáo dục không phải chỉ đào tạo ra những nhà quản lý mà đào tạo nhân lực có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Điều quan trọng là bạn mong muốn mình phát triển theo hướng nào và chương trình đào tạo linh hoạt sẽ giúp bạn đạt được điều mình theo đuổi. Những vị trí việc làm mà bạn có thể làm sau khi ra trường:
– Chuyên viên tham vấn học đường, hành chính, giáo vụ, đào tạo, nhân sự, thanh tra, khảo thí, kiểm định chất lượng, công tác học sinh sinh viên, thư ký hội đồng trường, phụ trách thiết bị giáo dục tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục (chuyên viên văn phòng; chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ,…), nhà trường, cơ sở giáo dục (trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học); cơ sở giáo dục cộng đồng (trung tâm học tập cộng đồng), viện nghiên cứu, cơ quan quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể), các tạp chí khoa học giáo dục, quản lý giáo dục hoặc các bộ phận đào tạo, bồi dưỡng nhân sự của các doanh nghiệp và lĩnh vực liên quan.
Cán bộ quản lý hành chính, đào tạo, nhân sự, kỹ thuật thiết bị giáo dục cấp phòng chức năng, đơn vị trực thuộc tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, quản lý nhà trường và cơ sở giáo dục, tổ chức giáo dục hoặc các bộ phận phụ trách đào tạo, bồi dưỡng nhân sự trong các doanh nghiệp và lĩnh vực liên quan.
– Chuyên viên về hành chính, đào tạo, nhân sự có thể tham gia xây dựng và triển khai các dự án giáo dục và các tổ chức có liên quan.
– Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp (tỉnh, huyện, xã) và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng
– Cán bộ nghiên cứu quản lý và điều hành các dự án khoa học giáo dục; nghiên cứu khoa học quản lý và quản lý giáo dục ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược quản lý xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói riêng.
– Giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục tại cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, viện nghiên cứu,…trong và ngoài ngành Giáo dục – đào tạo.
Để bạn có thể thành công trong vị trí việc làm và thăng tiến trong nghề nghiệp, chúng tôi sẽ:
1. Cung cấp nền tảng khoa học quản lý vững chắc
Trước khi bạn lựa chọn chuyên ngành chuyên sâu, bạn sẽ được đào tạo nền móng về khoa học quản lý giúp bạn khai mở những tố chất của các nhà quản lý tương lai. Chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục của Học viện quản lý giáo dục được thiết kế đầy đủ các môn khoa học về quản lý, kĩ năng ra quyết định… nhằm hỗ trợ cho người học có được kiến thức, kĩ năng dựa trên nền tảng khoa học, giúp phát triển tối đa tiềm năng sẵn có.
Tại Học viện quản lý giáo dục, chúng tôi không chỉ đào tạo ra những cử nhân quản lý giáo dục tương lai có thể hệ thống hoá và phân tích được kiến thức cơ bản về khoa học quản lý giáo dục, tâm lý học lãnh đạo, quản lý, mà còn có thể hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, phát triển tư duy logic và kinh tế vào triển khai các hoạt động ở cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu, tổ chức giáo dục hoặc các bộ phận đào tạo, bồi dưỡng nhân sự của các doanh nghiệp và các lĩnh vực liên quan. Vận dụng được các kiến thức về khoa học quản lý, khoa học quản lý giáo dục, kinh tế giáo dục, nhà nước và pháp luật, khoa học dự báo, lý thuyết hệ thống, thống kê,… để lập kế hoạch phát triển giáo dục, kế hoạch hoạt động và triển khai các hoạt động trong công việc và cuộc sống.
2. Những lựa chọn chuyên sâu mà bạn mong muốn
Sinh viên tham gia học ngành quản lý giáo dục tại học viện Quản lý giáo dục cũng được lựa chọn những học phần theo những định hướng nghề nghiệp khác nhau nhằm tạo ra sự phân hoá, không hoà lẫn nhau và chuyên sâu hơn như: Quản trị nhà trường và các cơ sở giáo dục, quản lý hành chính giáo, quản lý chất lượng giáo dục và cả chương trình dành cho những sinh viên chưa xác định lĩnh vực chuyên sâu cụ thể. Thông qua nhiều học phần đề cập đến kiến thức, kỹ năng hoạch định để triển khai các hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục, quản lý sự thay đổi, giúp người học biết “nhìn xa, trông rộng” để đón bắt xu thế phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu, điều kiện thực tiễn của tổ chức để có thể tham gia vào xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn phát hiện ra tài năng và phát huy tối đa tố chất mà bạn có.
- Bạn muốn trở thành nhà nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục
Nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục giúp bạn phát triển tư duy logic khoa học, nhìn nhận các vấn đề quản lý từ nhiều góc độ khác nhau. Những học phần Thống kê trong khoa học xã hội, phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục sẽ giúp bạn triển khai các kĩ thuật nghiên cứu dựa trên các tiếp cận khác nhau của khoa học quản lý nhân sự, quản lý hoạt động dạy học và giáo dục, quản lý tài chính, quản lý chất lượng,… Bạn sẽ được các giảng viên am hiểu khoa học, nhiệt tâm hướng dẫn để bạn phát huy tối đa khả năng của mình để thành công. Các giảng viên sẽ hướng dẫn bạn tiếp cận với các phần mềm xử lý dữ liệu nghiên cứu như SPSS, SmartPLS, Nvivo,…theo chuẩn quốc tế.
-Bạn muốn phát triển hơn nữa các kĩ năng mềm
Học viện Quản lý giáo dục có các câu lạc bộ như Sinh viên tình nguyện, Câu lạc bộ hiến máu, Câu lạc bộ nghệ thuật, Câu lạc bộ võ thuật, Câu lạc bộ truyền thông,… và nhiều câu lạc bộ khác giúp bạn học hỏi và phát huy tài năng của mình. Những kỹ năng mềm sẽ giúp bạn
Để đồng hành cùng các bạn suốt quá trình, đội ngũ giảng viên của chúng tôi không ngững vươn lên, sự hài lòng của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Hãy đến, trải nghiệm và cùng chúng tôi không ngừng hoàn thiện.
Một số chân dung của cựu sinh viên ngành Quản lý giáo dục:
Cựu sinh viên khóa 1 -Trần Văn Ba, Chánh văn phòng Sở Nội vụ Lạng Sơn
(Nguồn: https://www.facebook.com/tran.vanba.33?mibextid=ZbWKwL)
Nguyễn Phùng Châu, Giám đốc hệ thống mầm non MerryStar Kindergarten – Cựu sinh viên khóa 2
Phạm Trà My, Trưởng phòng Vận Hành 02, Công ty Cổ phần tư vấn dịch vụ đào tạo AUM Việt Nam – Cựu sinh viên khóa 7
Nguyễn Thế Cương, BTV đài truyền hình ANTV – Cựu sinh viên khóa 1
Phạm Tuyết Nhung, Nhân viên khối vận hành (Tổ chức sự kiện), Tập đoàn giáo dục Edufit Hệ thống trường mầm non SAKURA MONTESSORI – Cựu sinh viên khóa 10
Ảnh: Cựu sinh viên K12 Nguyễn Thị Thuận và đồng nghiệp tại Đại học Nguyễn Trãi
Để biết thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể tham khảo thêm về ngành quản lý giáo dục tại naem.edu.vn nhé!
Công bố luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Anh
Trạng thái hạnh phúc có ý nghĩa đặc biệt với học sinh
Thái độ nghề nghiệp, cảm xúc, hành vi của giáo viên quyết định cảm xúc, hành vi của học trò
*Thưa TS, hiện nay những áp lực về học hành, thi cử, sự kỳ vọng của cha mẹ, tính chất các mối quan hệ ở trường học… đã khiến nhiều học sinh không cảm thấy hạnh phúc khi đến trường. Điều này sẽ dẫn đến những hệ lụy gì với tương lai của các em khi học sinh không thấy hạnh phúc và không có cái nhìn lạc quan vào cuộc sống?
-Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của cá nhân, được thể hiện bằng cảm giác vui vẻ, thỏa mãn đối với những điều kiện sinh hoạt và cuộc sống hiện tại. Trạng thái tâm lý này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cuộc sống của mỗi người. Suy cho cùng, mỗi người chúng ta sống là để mưu cầu hạnh phúc. Trong cuộc sống, mỗi người có thể đạt được trạng thái này ở các cấp độ khác nhau.
TS Hoàng Trung Học phát biểu tại Hội thảo chuyên đề của trường THPT Hoàng Cầu, Đống Đa
Đối với học sinh, trạng thái hạnh phúc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thứ nhất, chỉ số về sự hạnh phúc, mãn nguyện phản ánh chỉ số sức khỏe tâm thần của các em. Khi đứa trẻ không hạnh phúc trong đời sống học đường, đồng nghĩa với việc sức khỏe tâm thần học đường của các em đang có vấn đề. Thứ 2, sự bất an trong đời sống nội tâm của các em sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhận thức, có thể gây ra những xúc cảm tiêu cực và hành vi bất thường, cực đoan, thậm chí rối nhiễu. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sự phát triển nhân cách của các em. Thứ 3, không có cảm giác hạnh phúc mỗi ngày đến trường, thiếu lạc quan vào cuộc sống đồng nghĩa với việc các em đang trải nghiệm giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời (giai đoạn học sinh) với trạng thái bất an. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính tự tin, sáng tạo và niềm tin vào cuộc sống tương lai.
Do đó, hạnh phúc vừa là mục tiêu phải hướng đến, vừa là phương tiện giáo dục quan trọng trong các nhà trường hiện nay.
*Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, chủ trương của ngành giáo dục là xây dựng mô hình: “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”, với hai chỉ số quan trọng nhất trong mục tiêu giáo dục là hạnh phúc và tiến bộ, xin TS cho biết suy nghĩ của mình về mô hình này?
- Tiến bộ và hạnh phúc là hai chỉ số quan trọng nhất trong một nhà trường tiên tiến. Trường học hạnh phúc là trường học tiến bộ và nhà trường tiến bộ thì cả thầy và trò phải được hạnh phúc. Đây là hai yếu tố cốt lõi của nhà trường tiên tiến. Tuy nhiên mô hình “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” cần phải được thay đổi lại theo một logich phù hợp hơn, đó là: “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc - Trường học hạnh phúc”. Sự thay đổi này nhìn qua tưởng chừng như không có ý nghĩa và có vẻ như ta đang tiếp cận hướng vào người thầy. Tuy nhiên, điều này là rất cần thiết vì nó chỉ ra logich hợp lý của cách tiếp cận để xây dựng trường học hạnh phúc. Muốn có trường học hạnh phúc thì học sinh phải được hạnh phúc. Học sinh không thể có hạnh phúc nếu thầy cô dạy các em không hạnh phúc.
*Theo TS nền tảng của một trường học hạnh phúc là gì?
- Nhiều người cho rằng trường học hạnh phúc có nền tảng là học sinh hạnh phúc. Điều này có vẻ hiển nhiên đúng. Tuy nhiên, hiểu như vậy chỉ đúng một phần. Học sinh hạnh phúc là mục tiêu của nhà trường tiến bộ nhưng không phải là nền tảng, cơ sở tạo nên nhà trường hạnh phúc. Tôi cho rằng, nền tảng gốc rễ của nhà trường là giáo viên. Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng dạy và học. Giáo viên là linh hồn, là người kiến trúc sư trưởng và trực tiếp thi công trong các giờ học và các hoạt động giáo dục. Vì vậy, thái độ nghề nghiệp, cảm xúc, hành vi của họ sẽ quyết định cảm xúc, hành vi của học trò trong các hoạt động giáo dục.
Giáo viên là người truyền ngọn lửa đam mê, niềm tin và nhiệt huyết đến học trò. Do đó, cảm xúc của họ sẽ lan truyền trực tiếp đến học sinh trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, nếu thầy không có cảm hứng, không hạnh phúc thì trò cũng không thể cảm nhận được hạnh phúc trong các giờ học. Học sinh chỉ có thể có được hạnh phúc khi thầy, cô của các em hạnh phúc.
Đáng tiếc, ngọn lửa đam mê, cảm giác hạnh phúc của người giáo viên đang dần trở nên hiếm hoi trong thực tiễn giáo dục hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau.
*Trên thực tế đã có một số trường thành công khi xây dựng trường học hạnh phúc. Tuy nhiên, xây dựng trường học hạnh phúc là một hành trình gian nan với rất nhiều khó khăn, TS có thể cho biết cụ thể những khó khăn đó?
-Xây dựng trường học hạnh phúc hiển nhiên là một việc rất khó khăn. Nếu nhà trường nào xây dựng được nhà trường thân thiện, hạnh phúc với 2 đối tượng trung tâm là giáo viên và học sinh hạnh phúc thì coi như đã xây dựng thành công một mái trường có triết lý giáo dục tiến bộ. Nhưng để làm việc này trong thực tiễn giáo dục, chúng ta đang vấp phải nhiều khó khăn.
Thứ nhất, để mang lại cảm xúc nghề nghiệp hạnh phúc thực sự cho người thầy, cần chăm lo để đảm bảo những điều kiện vật chất tối thiểu cho giáo viên. Nói gì thì nói, khi điều kiện vật chất chưa đảm bảo, phải lo toan cuộc sống thường nhật, người thầy khó chuyên tâm cho công việc giáo dục. Thu nhập của giáo viên hiện tại vẫn còn thấp, gây nhiều khó khăn cho các thầy, cô, đặc biệt là giáo viên mầm non, tiểu học. Thứ 2, giá trị nghề nghiệp của người thầy phải thực sự được trân trọng. Khoảng 20 năm trở lại đây, vị thế của người thầy có sự thay đổi đáng kể theo hướng tiêu cực. Xã hội có xu hướng đòi hỏi nhiều hơn, gây áp lực nhiều hơn và sự trân trọng, thấu cảm dường như dần trở nên hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thái độ nghề nghiệp của người thầy. Thứ 3, người thầy cần phải được giải phóng khỏi những sức ép không cần thiết. Theo nhận thức của tôi, hiện tại giáo viên của chúng ta đang phải chịu quá nhiều áp lực trong và ngoài chuyên môn. Thứ 4, cả xã hội và cha mẹ học sinh cần đồng nhất về cách tiếp cận, trân trọng người thầy, chia sẻ cùng nhà trường và hiệp đồng để cùng giáo dục, mang lại hạnh phúc cho đứa trẻ và các thầy, cô. Nhà trường suy cho cùng cũng chỉ là một thành tố trong xã hội, phản chiếu đời sống xã hội. Vì vậy, nếu xã hội và cha mẹ học sinh không cùng đồng hành, hỗ trợ nhà trường thì sự nghiệp xây dựng nhà trường hạnh phúc khó thành công.
Đây là 4 yếu tố cơ bản sẽ gây trở ngại trực tiếp cho việc xây dựng nhà trường hạnh phúc.
Giáo dục bằng tình yêu thương là cách tiếp cận giáo dục tiến bộ
*Trừng phạt, bạo hành không làm học sinh thay đổi bền vững mà yêu thương mới tạo động lực, thay đổi nhận thức, hành vi và cảm hóa con người mạnh mẽ, như vậy tình yêu thương chính là cội nguồn của những giờ học hạnh phúc, có đúng không thưa TS?
- Đúng vậy, tình yêu thương là phương tiện giáo dục tuyệt vời nhất, giúp nuôi dưỡng tình yêu thương và hạnh phúc của chính đứa trẻ. Giáo dục bằng tình yêu thương cũng chính là cách tiếp cận giáo dục tiến bộ, tạo ra sự thay đổi bền vững nhất ở trẻ. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, đồng nhất trong cách tiếp cận của cả gia đình và toàn thể xã hội. Để có thể giáo dục trẻ thành công bằng tình yêu thương đòi hỏi người thầy phải rất giỏi về tâm lý và nghiệp vụ sư phạm.
*Và để có những giờ học hạnh phúc, các thầy cô giáo cần có kỹ thuật dạy học như thế nào để truyền cảm hứng cho học sinh?
- Cần rất nhiều yếu tố để tạo nên một giờ học hạnh phúc. Về cơ bản, cần vận dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, phù hợp với mục tiêu dạy học để đạt được hiệu quả dạy học tối ưu. Để có những giờ học tích cực, thầy, trò đều hạnh phúc, vai trò quyết định thuộc về người thầy. Thầy, cô phải thực sự là các chuyên gia tâm lý, các nhà sư phạm tài ba. Bầu không khí tâm lý, tính cởi mở, sự tôn trọng, thấu hiểu, lắng nghe cần được đặc biệt đề cao. Người thầy phải trở thành người kết nối, truyền cảm hứng và khuyến khích học trò trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Từ đó, học sinh mới có thể tìm thấy chính mình, là chính mình, phát huy hết tiềm năng của mình trong các giờ học. Hạnh phúc cũng bắt đầu từ đó.
*Thầy cô có hạnh phúc thì học sinh mới hạnh phúc, vậy theo TS làm thế nào để mỗi giáo viên phải là người “gieo mầm” hạnh phúc?
- Chăm lo xứng đáng cho đời sống vật chất của các thầy, cô. Toàn xã hội cần tin tưởng, trân trọng thực sự công việc của các thầy, cô giáo. Những áp lực không cần thiết đến từ các phía cần được giải phóng để các thầy cô thực sự đam mê, chuyên tâm vào việc dạy học và giáo dục, tránh để giáo viên rơi vào tình trạng “Tự vệ nghề nghiệp”.
*Để việc xây dựng một trường học hạnh phúc đúng thực chất không phải theo phong trào, khẩu hiệu, theo TS chúng ta phải làm gì?
- Để xây dựng nhà trường hạnh phúc, chúng ta cần bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, cụ thể nhất. Mỗi nhà trường, cộng đồng, toàn thể xã hội cần chú ý hơn nữa đến việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhà giáo. Công tác quản lý giáo dục ở cả cấp vĩ mô và vi mô cũng cần được đổi mới toàn diện theo hướng đi vào thực chất, giảm tính hành chính để cởi bỏ áp lực cho cả thầy, trò. Mỗi giáo viên cần có ý thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, nâng cao đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của nhà giáo. Thầy cô thay đổi, nhà trường thay đổi, học sinh thay đổi, phụ huynh thay đổi và xã hội thay đổi theo hướng nhân văn, hạnh phúc, chúng ta sẽ có những nhà trường hạnh phúc.