Kinh tế xây dựng là một ngành chuyên sâu của nhóm ngành xây dựng. Ngành này được kết hợp giữa hai mảng lĩnh vực về kinh tế và quản lý xây dựng, đáp ứng các yêu cầu liên quan giữa tài chính, kinh tế và quá trình xây dựng, triển khai dự án xây dựng. Khảo sát trên các diễn đàn, câu hỏi được khá nhiều tân sinh viên đặt ra là ngành kinh tế xây dựng học ở đâu và ra trường làm gì? Toàn bộ những điều đó sẽ được JobsGO giải đáp trong nội dung dưới đây!
Kinh tế xây dựng là một ngành chuyên sâu của nhóm ngành xây dựng. Ngành này được kết hợp giữa hai mảng lĩnh vực về kinh tế và quản lý xây dựng, đáp ứng các yêu cầu liên quan giữa tài chính, kinh tế và quá trình xây dựng, triển khai dự án xây dựng. Khảo sát trên các diễn đàn, câu hỏi được khá nhiều tân sinh viên đặt ra là ngành kinh tế xây dựng học ở đâu và ra trường làm gì? Toàn bộ những điều đó sẽ được JobsGO giải đáp trong nội dung dưới đây!
Danh sách các trường đào tạo ngành kinh tế xây dựng được đánh giá cao, có tỷ lệ 98% sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm ngay:
Bất cứ ngành học nào, bạn cũng cần xem xét thật kỹ bản thân có thực sự phù hợp với ngành đó hay không và cần xét trên nhiều phương diện. Với ngành kinh tế xây dựng, do đặc thù công việc khô khan nên ngành này yêu cầu khá cao về mặt nhân sự.
Kinh tế xây dựng là một ngành có nhiều cơ hội nghề nghiệp và được đông đảo sinh viên lựa chọn. Ngành này kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng, đáp ứng các yêu cầu liên quan giữa tài chính, kinh tế và quá trình xây dựng, triển khai dự án. Ngoài ra, ngành này cũng liên quan mật thiết đến ngành kinh tế và quản lý đô thị, góp phần vào việc hoạch định, quản lý nguồn lực và phát triển các đô thị một cách hiệu quả.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể tham gia vào các công việc như: Lập và thẩm định dự án, dự toán, quyết toán, đấu thầu, hợp đồng, quản lý chi phí, kiểm toán, định giá và quản lý chất lượng trong xây dựng,…
Ngành kinh tế xây dựng cũng được ưa chuộng bởi nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Đặc biệt khi nước ta đang bước vào thời kỳ mở cửa phát triển, hệ thống xây dựng sẵn sàng hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài ra, ngành này cũng có mức lương khá cao, cơ hội rộng mở, vì vậy lại càng được nhiều bạn trẻ quan tâm chú ý đến..
Chuyên gia tư vấn gói thầu và nghiên cứu dự án xây dựng đảm nhận công việc phân tích, đánh giá thị trường xây dựng. Bạn sẽ tiến hành các cuộc khảo sát chi tiết, thu thập dữ liệu về xu hướng ngành, giá cả vật liệu và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng. Từ những thông tin này, bạn phát triển các chiến lược đầu tư hiệu quả và đề xuất giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp. Công việc của bạn không chỉ giúp các công ty xây dựng đưa ra quyết định sáng suốt mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn bộ dự án.
Theo khảo sát của JobsGO, mức lương dành cho ngành kinh tế xây dựng ở mỗi trình độ bằng cấp sẽ có sự khác biệt như sau:
Là sự kết hợp giữa kinh tế và quản lý xây dựng, nên khi theo đuổi ngành kinh tế xây dựng, bạn sẽ phải học rất nhiều môn từ đại cương đến chuyên ngành. Cụ thể như sau:
Có. Vì đây là sự kết hợp giữa kinh tế và quản lý, các yêu cầu công việc đều cần đến sự tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác tuyệt đối, đây là tố chất mà ở nữ giới vốn có sẵn.
Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế xây dựng có thể đảm nhận các công việc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; quản lý nhà nước, doanh nghiệp về xây dựng… Bao gồm:
Vị trí phổ biến và thường xuyên thấy nhất chính là kỹ sư kinh tế xây dựng. Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về tính toán, phân tích và hoạch định cho các dự án, quản lý chi phí và các công việc khác từ giai đoạn lập hồ sơ đến kiểm tra, thẩm định. Có thể nói kỹ sư kinh tế xây dựng không thể thiếu trong các dự án xây dựng hiện nay. Cũng vì lý do này mà cơ hội tìm việc làm cho vị trí này rất lớn. Bạn có thể làm trong các doanh nghiệp Việt Nam hoặc công ty nước ngoài với mức lương hấp dẫn.
Học ngành kinh tế xây dựng sau khi ra trường bạn cũng có thể làm thanh tra xây dựng. Vị trí này sẽ đòi hỏi ở người làm những yêu cầu khá khắt khe từ đạo đức nghề nghiệp đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra trong lĩnh vực xây dựng. Công việc này khá phù hợp với những bạn thích sự ổn định của nhà nước. Tuy mức lương không quá cao nhưng bù lại bạn sẽ không phải lo lắng khi thị trường việc làm có nhiều biến động, thất nghiệp tràn lan.
Chuyên viên thẩm định giá không chỉ có trong ngành ngân hàng mà nó xuất hiện ở lĩnh vực xây dựng. Về cơ bản thì nhiệm vụ chính của bạn sẽ là đánh giá giá trị thực tế của dự án xây dựng so với thị trường. Tùy thuộc vào quy mô công ty mà bạn cũng có thể phải đảm nhận thêm về hồ sơ thẩm định, hợp đồng, báo giá,… Có thể nói, đây là môi trường khá phù hợp với bạn sau khi ra trường, cần học hỏi thêm về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng thực tiễn. Đây sẽ là bước đệm để bạn phát triển hơn về mức lương và vị trí sau này.
Kế toán xây dựng thường có ở hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Thế nhưng ở công ty, tập đoàn lớn thì vị trí này mới thật sự rõ ràng. Nhiệm vụ chính của bạn chính là bóc tách chi phí hạch toán dựa trên giá trị dự toán của công trình. Từ đó giúp doanh nghiệp nắm được chi phí trong dự toán và đưa ra kế hoạch phù hợp nhất.
Mỗi dự án, công trình lại có những hạng mục dự toán khác nhau. Vì vậy người kế toán xây dựng không những phải chắc về kiến thức chuyên môn mà còn phải nhanh nhạy trong việc tổng hợp, phân tích số liệu để đưa ra kết quả chính xác.
Giảng viên kinh tế xây dựng tại các trường đại học cũng là một lựa chọn tốt, phù hợp với người yêu thích bục giảng, có kỹ năng sư phạm, truyền đạt tốt. Tuy nhiên sau khi ra trường bạn cần phải tiếp tục theo học lên thạc sĩ, tiến sĩ để đảm bảo điều kiện giảng dạy. Đồng thời bạn cũng cần cập nhập kiến thức mới trong ngành để đưa vào bài học, từ đó giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn.
Nếu bạn có trình độ chuyên môn tốt, kiến thức chuyên ngành vững, thêm điểm cộng ưu thế với tiếng Anh và vi tính, cùng các kỹ năng hoạt động nhóm cần thiết, sẽ không khó để bạn tìm ra một công việc phù hợp.
Mục tiêu chính của ngành kinh tế xây dựng là trang bị cho sinh viên nền tảng vững chắc về quản lý dự án, phân tích tài chính và đánh giá kinh tế trong lĩnh vực xây dựng. Thông qua chương trình học, người học sẽ phát triển kỹ năng lập kế hoạch, dự toán chi phí và tối ưu hóa nguồn lực trong các công trình xây dựng.
Ngành cũng chú trọng đào tạo khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường và công nghệ mới. Cuối cùng, sinh viên sẽ được rèn luyện tư duy phân tích, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm – những yếu tố quan trọng để thành công trong môi trường làm việc thực tế.
Ngành kinh tế xây dựng đang mở ra một chân trời rộng lớn với vô vàn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Sự phát triển không ngừng của đô thị hóa và nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng đã tạo ra một thị trường việc làm sôi động cho các kỹ sư kinh tế xây dựng. Bạn có thể lựa chọn làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thiết kế, quản lý dự án cho đến giám sát công trình và tư vấn kỹ thuật. Đặc biệt, với xu hướng xây dựng xanh và bền vững đang ngày càng phổ biến, kỹ sư kinh tế xây dựng còn có cơ hội tham gia vào các dự án tiên phong, áp dụng công nghệ mới, vật liệu thân thiện với môi trường.
Sự hội nhập quốc tế cũng mở ra nhiều cánh cửa mới cho các kỹ sư kinh tế xây dựng. Bạn có thể tham gia vào các dự án quy mô lớn ở nước ngoài, học hỏi từ các chuyên gia hàng đầu thế giới và nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình. Lĩnh vực nghiên cứu, phát triển trong ngành xây dựng cũng đang thu hút nhiều nhân tài, tạo cơ hội cho các kỹ sư đóng góp vào sự tiến bộ của ngành.
Với sự đa dạng trong cơ hội nghề nghiệp và tiềm năng phát triển lâu dài, ngành xây dựng đang chứng tỏ là một lựa chọn nghề nghiệp đầy hứa hẹn cho những ai đam mê sáng tạo, muốn để lại dấu ấn trong việc xây dựng tương lai.